Tập thể A3 - THPT Đông Hà - - - 2010-2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tập thể A3 - THPT Đông Hà - - - 2010-2013

Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Hãy trân trọng nó như bạn trân trọng chính mình.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Xem điểm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Pokemon update

•Pokemon Anime
•Pokemon Manga
•Tin tức công nghệ

Lastest topic

Bài gửiNgười gửiThời gian
Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào? Thu Jan 16, 2014 10:10 am
Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng Thu Jan 16, 2014 10:08 am
Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp? Sun Jan 05, 2014 11:39 pm
Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt Sun Jan 05, 2014 11:38 pm
tên những trường ĐH, CĐ mang tính mạo danh Thu Apr 25, 2013 4:12 pm
Xin đừng lựa chọn như tôi: FPT = buồn ... buồn... Thu Apr 25, 2013 4:12 pm
10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT Thu Apr 25, 2013 4:11 pm
kiến nghị giải thể những trường yếu kém Thu Apr 25, 2013 4:11 pm
Sinh viên ĐH Kiến Trúc đòi biểu tình Thu Apr 25, 2013 4:10 pm
Hội người mệt mỏi vì học phí ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng tăng cao Thu Apr 25, 2013 4:10 pm
Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn. Thu Apr 25, 2013 4:07 pm
FPT đang ở trong một thân thể không khỏe mạnh" Thu Apr 25, 2013 4:07 pm
Nhật kí của sinh viên FPT Thu Apr 25, 2013 4:06 pm
Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng Thu Apr 25, 2013 4:06 pm
3 trường đại học bị đình chỉ tuyển sinh Thu Apr 25, 2013 4:06 pm

Share
 

 Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
remdaica51
Thành viên
Thành viên
remdaica51

Tổng số bài gửi : 157
A3 Dollars A3 Dollars : 368
Số lân được cảm ơn: : 1
Join date : 24/10/2010
Age : 29
Đến từ : Đông Hà - Quảng Trị
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) EmptyMon Dec 06, 2010 10:22 am

Đây là cuốn tiểu thuyết mình đã đọc. Dài quá post mãi mới lên đc. Bạn nào muốn đọc thì pm với mình, mình vẫn còn giữ cuốn tiểu thuyết này.

Chương 1
ở làng

Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.
Nhưng cho tới lúc tám tuổi tôi vẫn tưởng rằng tôi có một người mẹ bởi vì mỗi lúc tôi khóc lại có một người đàn bà nhẹ nhàng ôm siết tôi trong hai cánh tay và ru tôi khiến nước mắt tôi ngừng chảy.
Khi tôi đi ngủ không bao giờ bà không đến ôm hôn tôi và khi gió tháng mười hai làm tuyết dán chặt vào các tấm kính cửa sổ trắng xóa bà nắm lấy hai bàn chân tôi và cứ ngồi sưởi ấm chân tôi trong hai bàn tay bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà đến nay tôi còn nhớ lõm bõm vài câu. Khi tôi cãi nhau với một đứa bạn bà lại bảo tôi kể cho bà nghe những nỗi buồn của tôi để tìm lời an ủi hoặc thừa nhận tôi có lý.
Bằng vào những cái đó và nhiều cái khác nữa như cách bà nói với tôi, nhìn tôi, vuốt ve tôi, mắng tôi một cách trìu mến, tôi tin rằng bà là mẹ tôi.
Và đây là vì sao tôi biết bà không phải mẹ tôi.
Làng tôi, nói cho đúng hơn, làng nơi tôi được nuôi dạy, gọi là Chavanon, một trong những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp.
Đất rất bạc màu, muốn gặt hái tốt phải bón phân hoặc cho thêm chất cải tạo đất mà ở trong nước không có. Vì thế người ta chỉ gặp (hoặc ít ra là ở thời kỳ tôi nói đến) rất ít cánh đồng cày cấy trong khi trông thấy nhiều vùng mênh mông mọc toàn cỏ thạch thảo và cây đậu kim. Hết vùng đất toàn bụi cây lại đến vùng đất truông.
ở đúng vào một nếp gấp của vùng đất đó, trên bờ một dòng suối là nhà tôi, nơi tôi sống những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho đến lúc tám tuổi tôi không bao giờ trông thấy đàn ông ở trong nhà này, tuy thế mẹ tôi không góa chồng, chồng bà là thợ đẽo đá chưa trở lại quê hương lần nào kể từ khi tôi đến tuổi hiểu biết được những gì xảy ra quanh mình. Chỉ thỉnh thoảng ông mới gửi bạn bè về làng vài mẩu tin.
- Má Barberin này, ông nhà bà khỏe, ông ấy nhờ tôi bảo bà là công việc vẫn chạy tốt và chuyển tiền cho bà đây này..Chỉ có thế.
Ông Barberin ở Paris lâu thế ta đừng tưởng vì ông không thân tình với vợ ông mà ông ở Paris do công việc đòi hỏi. Khi nào già ông sẽ về ở với bà vợ già của ông, và với số tiền ky cóp được họ sẽ tránh được nghèo khổ.
Một buổi chiều tháng mười một, một người đàn ông dừng lại trước hàng rào nhà chúng tôi và hỏi tôi có phải đây là nhà má Barberin không.
Tôi mời ông ta vào.
Ông đẩy rào và chậm bước về phía nhà tôi.
Tôi chưa nhìn thấy ai lấm bùn bê bết đến thế. Hàng mảng bùn phủ từ chân lên đến đầu ông khiến người ta hiểu ngay ông đã đi trên những con đường rất xấu trong thời gian khá dài.
Nghe tiếng chúng tôi má Barberin chạy ra.
- Tôi mang tin từ Paris về đây.
- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên. - Tai vạ đến với Jérôme rồi!
- Phải đấy, sự thực là ông nhà ta bị thương, chắc sẽ què mất thôi. Hiện giờ ông ấy đang nằm bệnh viện. Tôi nằm cạnh giường ông ấy nên khi ra viện ông ấy nhờ tôi qua nhà nhắn giùm. Tôi không ở lại được đâu vì còn ba dặm nữa phải đi.
Má Barberin muốn biết kỹ hơn bèn mời ông ta ở lại ăn tối. Má bảo đường xấu và nghe nói trong rừng có chó sói, sáng mai hãy đi.
Ông ngồi xuống trong góc lò sưởi vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra thế nào: ông Barberin bị giàn giáo đổ đè bẹp nửa người và vì không chứng minh được tại sao ông cần phải đứng ở nơi xảy ra tai nạn nên nhà thầu không chịu bồi thường một đồng nào.
- Con người tội nghiệp ấy không gặp may rồi, ông ta nói, bọn láu cá thì tìm ngay được cách kiếm lời nhưng ông nhà bà thì không được cái gì hết. Tuy nhiên tôi khuyên ông ấy kiện tay thầu khoán.
Má Barberin định đi Paris.
Sáng hôm sau chúng tôi xuống làng hỏi ý kiến mục sư. ông mục sư viết thư cho cha tuyên úy ở bệnh viện ông Barberin nằm và vài hôm sau nhận được trả lời nói rằng má Barberin không cần lên Paris chỉ cần gửi một món tiền lên cho chồng thôi để ông đi kiện nhà thầu.
Ngày lại ngày, tuần lại tuần cứ thế trôi qua, nhiều thư gửi về, thư nào cũng yêu cầu gửi tiền thêm, lá thư cuối cùng nói rằng nếu không có tiền thì bán con bò Roussette đi..Chỉ những người đã sống ở thôn quê mới hiểu được cảnh khốn quẫn đau thương trong ba chữ "Bán con bò". Thực tế dù nghèo túng đến mấy, gia đình đông đến mấy người nông dân vẫn vững tâm không lo đói nếu nhà có một con bò cái.
Má Barberin và tôi đã nhờ con bò cái của chúng tôi mà sống no đủ, cho tới tận lúc ấy tôi hầu như có bao giờ ăn thịt đâu.
Với lại chúng tôi yêu con bò lắm.
ấy thế mà nay phải xa nó rồi.
Một ông lái đến nhà chúng tôi, sau khi xem đi xem lại Roussette và nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần là con bò này không thích hợp với ông, không bán lại được cho ai, không có sữa, cuối cùng mới nói là bằng lòng mua nhưng chỉ là vì lòng tốt muốn giúp má Barberin mà thôi.
Roussette hình như am hiểu nhất định không chịu ra khỏi chuồng.
- Ra phía sau nó đuổi nó ra. - Người lái nói và đưa tôi cái roi.
- Làm thế không được. - Má Barberin bảo.
Má cầm lấy sợi dây dắt, nhẹ nhàng bảo con bò:
- Ra nào, ra nào, cô gái đẹp.
Và Roussette không chống lại nữa, ra tới đường cái người lái buộc nó đằng sau chiếc xe.
Thế là hết sữa, hết bơ. Buổi sáng một mẩu bánh, buổi chiều khoai tây ăn với muối.
Sau đó không bao lâu đến ngày thứ ba béo; năm ngoái vào ngày này má Barberin đã làm cho tôi một bữa tiệc có bánh xèo, bánh tẩm bột rán, tôi ăn nhiều đến nỗi má rất sung sướng.
Nhưng lúc ấy chúng tôi còn Roussette nên có sữa để tẩm bột và có bơ cho vào chảo.
Tuy nhiên má Barberin đã làm tôi ngạc nhiên; má xin hàng xóm nhà này một chén sữa, nhà kia một miếng bơ, thế là đến trưa về tôi thấy má đang đổ bột vào một chiếc chảo bằng đất.
- ạ này có cả bột cơ ạ. - Tôi vừa nói vừa bước lại gần.
- Đúng đấy bé Rémi của má ạ. Thế người ta làm gì với bột nào? - Má Barberin nhìn tôi hỏi.
- Làm bánh.
- Gì nữa?
- Quấy bột.
- Gì nữa nào?
- ôi trời... con cũng không biết nữa..- Con biết hôm nay là ngày thứ ba béo chứ, ngày của bánh xèo và bánh rán mà...
- ôi, má Barberin!
- Má đã thu xếp sao cho ngày thứ ba béo đối với con không đến nỗi tệ quá. Nhìn vào thùng xem nào?
Tôi hăng hái nhấc nắp thùng lên, thấy ở trong có sữa, bơ và ba quả táo.
- Đưa trứng cho má. - Má nói. - Trong khi má đập trứng con gọt táo nhé.
Khi bột đã nhào xong má Barberin đặt chiếc liễn trên tro nóng, thế là chỉ còn đợi đến chiều nữa thôi vì vào bữa tối chúng tôi mới ăn bánh xèo và bánh rán.
Cuối cùng nến được thắp lên.
- Nhóm lửa đi con. - Má Barberin bảo tôi.
Không cần phải nhắc tôi đến lần thứ hai.
Chẳng mấy chốc ngọn lửa đùng đùng bốc lên ống khói, ánh sáng chập chờn của nó tỏa khắp gian phòng.
Má Barberin nhấc chiếc chảo rán treo trên tường xuống để nó lên trên ngọn lửa.
- Đưa má bơ nào.
Má cắt ít bơ bằng đầu con dao bỏ vào chảo.
ái chà! Thơm thật là thơm!
Tuy nhiên dù tập trung chú ý đến mấy đi nữa tôi vẫn nghe như có bước chân ngoài sân.
Ai có thể đến vào giờ này nhỉ?
- Một chiếc gậy chạm vào ngưỡng cửa, cửa mở tung ra.
Một người đàn ông bước vào, nhờ ánh sáng ngọn lửa tôi thấy ông ta mặc một chiếc áo bờ-lu trắng tay chống một chiếc gậy to.
- ở đây đang làm tiệc đấy à? Cứ yên! - ông ta nói bằng một giọng thô lỗ.
- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên, đặt mạnh chiếc chảo xuống đất.
Rồi cầm lấy cánh tay tôi bà đẩy tôi về phía người đàn ông đang dừng lại trên ngưỡng cửa:
- Đây là cha con.
Tôi lại gần để hôn ông nhưng ông lấy đầu chiếc gậy ngăn tôi lại.
- Thằng này là thằng nào đây?
Ông bước mấy bước về phía tôi, chiếc gậy vẫn giơ lên làm tôi lùi lại.
- à ra các người làm tiệc ngày thứ ba béo.
- ông ta nói. - Súp gì đấy?.- Chẳng có súp gì cả. Chúng tôi có chờ ông đâu.
Ông ta nhìn quanh:
- Bơ này, hành này. - ông nói. - Bốn năm củ hành với miếng bơ là có món súp ngon rồi còn gì. Ta bóc hành đi.
Má Barberin vội làm theo yêu cầu của chồng trong khi ông ta ngồi vào chiếc ghế dài ở góc lò sưởi.
Tôi không dám rời nơi chiếc gậy đã đưa tôi tới. Dựa vào bàn, tôi nhìn kỹ người khách mới tới này.
Đó là một người đàn ông độ năm mươi tuổi mặt thô nét đanh lại, đầu ngoẹo sang vai phải sau chấn thương vừa rồi.
- Bà định nấu súp cho chúng tôi với mẩu bơ này chứ gì?
Tự mình bưng chiếc đĩa trên có miếng bơ ông ta đổ tọt miếng bơ vào trong chảo.
Hết bơ, còn gì là bánh xèo nữa cơ chứ.
Giá như vào lúc khác hẳn tôi phải xót xa với tai họa này lắm nhưng lúc này ý nghĩ người đàn ông ấy là cha tôi chiếm cứ cả tâm hồn tôi.
Tôi chưa bao giờ tự hỏi mình một cách cụ thể thế nào là một người cha, nhìn con người bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống này tôi cảm thấy sợ hãi.
- Mày đừng đứng im thế, ông ta nói, đi mà dọn đĩa lên bàn đi chứ.
Tôi vội vâng lời. Súp đã nấu xong. Má Barberin múc súp ra.
Đến lúc đó ông ta mới ra bàn ngồi và bắt đầu ăn, chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại nhìn tôi.
Tôi hoang mang quá ăn không nổi.
- Bình thường nó có ăn ít như thế này không?
- à, vẫn thế đấy.
- Kệ xác nó! Giá như nó không ăn thì càng tốt!
Dĩ nhiên tôi không nói gì, má Barberin cũng vậy, má cứ đi lại quanh bàn chăm chú phục vụ chồng.
- Mày không đói à? - ông ta hỏi tôi.
- Không ạ.
- Thế thì đi ngủ đi, và ngủ ngay đi.
Giống như trong đa số nhà nông dân, căn bếp của chúng tôi cũng đồng thời là phòng ngủ.
Tôi vội vàng thay quần áo đi ngủ. Nhưng ngủ được hay không lại là một chuyện khác. Tôi không buồn ngủ!.Người đàn ông ấy là cha tôi! Thế thì tại sao ông đối với tôi nghiệt ngã như thế?
Dán mũi vào tường tôi cố xua đuổi những ý nghĩ trên mà không được.
Sau một lúc tôi nghe có người đến gần giường tôi.
Nghe tiếng bước chân chậm chạp, kéo lê và nặng nề tôi nhận ra ngay không phải má Barberin.
Một hơi thở nóng hổi lướt trên tóc tôi.
- Mày ngủ chưa? - Một giọng nghèn nghẹn hỏi tôi.
Tôi cẩn thận không trả lời.
- Nó ngủ rồi, má Barberin nói, nó có thói quen nằm xuống là ngủ, ông có thể nói được.
Có lẽ tôi phải nói là tôi chưa ngủ, nhưng tôi không dám.
- Vụ kiện của ông đến đâu rồi? - Má Barberin hỏi.
- Thua rồi! Các quan tòa đều bảo rằng lỗi ở tôi.
Nói đến đây ông đấm một cái xuống bàn.
- Kiện thua, ông nói tiếp, tiền mất, què quặt, đói nghèo. Như thế chưa đủ, về đến đây lại còn thấy một đứa trẻ con nữa. Bà hãy giải thích cho tôi vì sao không làm theo lời tôi bảo?
- Vì tôi không thể làm được. Người ta không thể bỏ một đứa trẻ nuôi bằng chính sữa mình.
- Có phải con bà đâu.
- Cuối cùng tôi cũng muốn làm theo lời ông bảo đấy nhưng đúng lúc ấy thì nó ốm, không phải lúc đem nó đến trại trẻ vô thừa nhận được.
- Thế nó khỏi khi nào?
- Sau trận ốm đó lại đến trận khác, nó ho ghê lắm, thằng bé tội nghiệp, ho đến làm nát lòng người ta ra được. Chẳng phải vì ho mà thằng Nicolas của chúng ta đã chết đấy ư? Tôi tưởng như đem nó lên tỉnh nó cũng sẽ chết như thế.
- Nhưng sau đó?
- Thời gian cứ dần trôi.
- Nó lên mấy rồi?
- Lên tám.
- Thì nó sẽ đến nơi nó phải đến vào lúc lên tám.
- A! Jérôme, ông không định làm điều đó đấy chứ?
- Ai ngăn cản được tôi nào?.Có một lúc im lặng và tôi thở được, xúc động làm tôi nghẹn ngào đến tắc thở.
Chẳng mấy chốc má Barberin nói tiếp:
- Paris đã làm ông thay đổi rồi!
- Có lẽ thế. Nhưng có điều chắc chắn là nó đã làm tôi què. Làm sao kiếm sống bây giờ? Ta đâu còn tiền nữa. Chẳng lẽ trong khi mình không có gì ăn lại còn phải nuôi thêm một đứa trẻ không phải con mình?
- Nó là con tôi.
- Chẳng phải con bà cũng như không phải con tôi vậy. Nó không phải một đứa trẻ con nhà nông. Tôi đã nhìn nó trong bữa tối: nó mong manh lắm.
- Đó là một đứa trẻ trung hậu. Sau này nó sẽ làm việc cho chúng ta.
- Nhưng trong khi chờ đợi ta phải làm việc để nuôi nó.
- Nếu cha mẹ nó đòi thì sao?
- Nếu thế hẳn họ đã đi tìm nó. Có lẽ họ đã chết.
- Nhưng họ còn sống thì sao? Một ngày kia họ đến hỏi ta thì sao?
- Ta đưa họ đến trại trẻ chứ sao? Thôi tôi đến chào Francois đây.
Cửa ra vào mở ra rồi đóng lại. ông ta đi mất.
Thế là tôi nhỏm dậy, gọi má Barberin.
Má chạy đến chân giường tôi.
- Má không để con đi đến trại trẻ vô thừa nhận chứ?
- Không, bé Rémi của má ạ.
Và má ôm hôn tôi, ghì chặt lấy tôi trong hai cánh tay.
Sự âu yếm của má làm tôi can đảm lên.
- Thế ra con đã nghe thấy hết những điều Jérôme nói rồi ư?
- Vâng, má không phải má con, ông ấy không phải cha con.
Tôi không nói hai câu trên bằng cùng một giọng, bởi vì nếu như tôi khổ tâm biết má không phải mẹ tôi, tôi lại mừng vì biết ông ta không phải cha tôi.
- Có lẽ má nên cho con biết sự thật thì hơn.
- Má Barberin nói. Không ai biết mẹ con là ai cả. Bà còn sống hay không cũng không ai biết.
Một buổi sáng ở Paris trên đường đi làm Jérôme.qua đại lộ Breteuil và nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Tiếng khóc như vẳng ra từ một khe cửa vườn. Lúc đó vào tháng hai. ông lại gần và thấy một em bé nằm trên ngưỡng cửa. Jérôme rất lúng túng bèn bế bé đến sở cảnh sát. ở sở cảnh sát người ta mở tã lót bé ra trước lửa sưởi. Đó là một em bé khoảng năm sáu tháng, tã lót chứng tỏ em là con nhà giàu có. ông cảnh sát giải thích có lẽ bé bị người ta ăn cắp rồi bỏ đấy. ông cũng nói sẽ gửi bé đến trại trẻ nhặt được nếu không ai nhận trông nom bé. Cha mẹ em bé thế nào cũng đi tìm, có người trông nom bé thì họ sẽ trọng thưởng. Jérôme bèn nói muốn nhận trông nom bé, họ trao bé cho ông. Má cũng có một đứa con trai bằng tuổi ấy. Thế là má trở thành mẹ con. Con má chết, má càng gắn bó với con hơn. Má quên hẳn con không phải con ruột của má. Không may Jérôme không quên. Ba tháng sau thấy cha mẹ con không tìm con, ông đã muốn đem con vào trại trẻ.
- ôi! Đừng vào trại trẻ! - Tôi kêu lên.
- Con sẽ không đi trại trẻ. Jérôme không phải người ác, chỉ tại buồn phiền nghèo khó làm ông ta đâm ra như thế mà thôi. Chúng ta sẽ làm việc, cả con cũng sẽ làm việc.
- Vâng, má muốn gì con làm nấy. Miễn là đừng vào trại trẻ.
Sau khi ôm hôn tôi má quay mặt tôi vào tường. Tôi muốn ngủ nhưng vì quá xao động nên không sao ngủ được.
Tôi không muốn đi trại trẻ... Tôi sợ ông Barberin... Cuối cùng thì tôi cũng ngủ được và ngủ suốt đêm. Sáng hôm sau động tác đầu tiên của tôi là nhìn quanh để biết chắc chắn là họ không đem tôi đi.
Suốt buổi sáng Barberin không nói gì với tôi cả và tôi bắt đầu tin rằng ông ta đã quên kế hoạch của mình.
Đến giữa trưa thì ông ta bảo tôi đội mũ đi theo ông.
Tôi sợ quá đưa mắt về phía má Barberin. Má trộm lấy tay ra hiệu bảo tôi cứ yên tâm.
Thế là tôi lên đường.
Từ nhà tôi đến làng khá xa, đi bộ phải mất hàng tiếng đồng hồ. Suốt trong tiếng đồng hồ đó Barberin không hề nói với tôi một lần nào.
Ông ta đi trước, khập khà khập khiễng, thỉnh thoảng lại quay lại nhìn xem tôi có đi theo không..ạng ta đưa tôi đi đâu? Câu hỏi này làm tôi lo lắng, tôi nghĩ đến bỏ trốn.
Với mục đích đó tôi cố chần chừ lại sau.
Tôi định khi nào ở xa ông ta tôi sẽ nhảy xuống hố, ông ta sẽ chịu không tóm được tôi.
Đầu tiên ông ta bằng lòng bảo tôi đi đằng sau, nhưng chẳng mấy chốc ông đoán ra ý định của tôi nên nắm lấy cổ tay tôi.
Cứ thế chúng tôi đi vào làng.
Khi đi qua quán cà-phê, có người gọi Barberin và mời ông ta vào. Barberin nắm tai tôi, đẩy tôi đi trước, và khi chúng tôi đã vào trong quán, ông đóng cửa lại. Trong khi ông ngồi ở một chiếc bàn với ông chủ quán cà phê, tôi tới ngồi bên lò sưởi.
ở góc đối diện nơi tôi ngồi có một cụ già cao lớn râu bạc trắng, mặc một bộ quần áo rất kỳ quặc. Bên cạnh cụ có ba con chó: một con chó bông trắng, một con chó bác-be đen và một con chó cái con nom vừa ranh ma vừa dịu dàng.
Trong khi tôi ngắm cụ già, Barberin thì thầm chuyện trò với ông chủ quán. ông ta bảo ông chủ quán là chúng tôi từ làng lên tìm ông xã trưởng để nhờ ông này yêu cầu trại trẻ trả cho ông ta tiền trợ cấp nuôi tôi.
Đó là điều má Barberin yêu cầu được ông chồng đây...
Cụ già cũng nghe tuy làm ra vẻ không nghe thấy gì. Bỗng nhiên cụ chỉ tay về phía tôi và hỏi Barberin:
- Thằng bé này làm ông vướng víu ư? Và ông tưởng rằng chính quyền sẽ trả cho ông tiền trợ cấp ư?
- Chứ còn gì nữa! Nó không có cha mẹ, tôi nuôi nó, vậy phải có người chi tiền cho nó chứ?
- Tôi không bảo là không nhưng tôi tin là ông không đạt được điều ông yêu cầu.
- Thế thì nó sẽ vào trại trẻ, chẳng có luật nào bắt nó phải ở trong nhà tôi cả.
- Ngày xưa ông đã bằng lòng nhận nó về, có nghĩa đã cam kết giữ nó.
- Tôi không giữ nó nữa.
- Có lẽ có thể có cách giũ nó ra được, mà biết đâu còn kiếm chác được chút gì nữa đấy ông ạ. - Cụ già nói sau một lát suy nghĩ.
Rời chiếc ghế dựa của mình cụ tới ngồi trước mặt Barberin..- Để tôi nhận nó, cụ nói, tôi thuê nó. Mỗi năm tôi trả ông hai mươi phrăng. Giá cao đấy và tôi trả trước.
- Nếu tôi giữ nó, trại trẻ có thể trả tôi mỗi tháng hơn mười phrăng.
- Thế nếu trại trẻ đáng lẽ để ông giữ lại đem nó cho người khác thì sao, thế là ông chẳng được gì hết, trong khi với tôi ông chỉ việc đưa tay ra.
Cụ già lục túi lấy ra một túi tiền bằng da lấy ra bốn đồng bạc bày lên bàn và làm chúng kêu lanh canh.
- Cụ thử nghĩ xem, Barberin kêu lên, một ngày nào đó đứa bé tất phải có cha mẹ! Lúc đó ai nuôi nó hẳn sẽ có lời. Nếu không tính đến chuyện đó hà tất tôi đã nhận trông nom nó.
Câu nói của Barberin làm tôi ghét ông ta thêm chút nữa.
- Thì chính vì ông không trông mong gì ở cha mẹ nó, cụ già nói, nên ông mới đuổi nó.
Cụ ranh mãnh nhìn Barberin.
- Đứa bé này sẽ đi cùng với tôi, cụ nói, tôi già rồi, sau một ngày mệt nhọc, thời tiết xấu, tôi thường có những ý nghĩ u ám, nó sẽ làm tôi vui lên. Nó sẽ tham gia gánh hát của xi-nho Vitalis.
- Gánh hát của cụ ở đâu?
- Xi-nho Vitalis là tôi, còn gánh hát, đây.
Nói rồi cụ mở áo măng-tô lấy ra một con vật kỳ lạ đang áp người vào ngực cụ.
Tôi không biết gọi con vật kỳ quái này là gì vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó.
- A! Con khỉ xấu xí! - Barberin kêu.
Tiếng đó làm tôi hết ngạc nhiên bởi vì tuy chưa nhìn thấy con khỉ bao giờ ít nhất tôi cũng đã nghe nói tới.
- Đây là ngài Joli - Coeur. Bạn ơi hãy chào đi nào.
Joli - Coeur đưa bàn tay khép chặt lên môi và gửi chúng tôi một cái hôn.
- Bây giờ, - vừa nói cụ Vitalis vừa đưa tay về phía con chó bông trắng, - ông Capi đây sẽ hân hạnh giới thiệu các bạn ông với cử tọa kính mến.
Nghe lệnh, con chó bông đứng ngay dậy, bằng hai chân sau, khoanh hai chân trước lại trước ngực, cúi chào chủ mình thật thấp. Hai con chó kia, nhìn chăm chăm vào Capi cũng lập tức đứng lên, mỗi con giơ một chân ra trước tựa như đưa tay cho người ta bắt, bước sáu bước ra trước rồi lùi ba bước ra sau, cúi chào.
- Capi, cho ta biết mấy giờ rồi.
Capi không khoanh tay nữa, lại gần chủ vạch áo măng-tô lục trong túi áo gi-lê lôi ra một cái đồng hồ quả quýt, nhìn vào mặt đồng hồ rồi sủa lên hai tiếng to sau đó đến ba tiếng nhỏ hơn.
Quả lúc đó là hai giờ ba khắc.
- Tốt. Bây giờ đề nghị con mời nàng Dolce ra nhảy cho chúng ta xem nào.
Capi lập tức lục túi áo vét của chủ lôi ra một đoạn dây thừng. Nó ra hiệu cho Zerbino, con chó bác-be nhỏ, thế là con này ra đứng ngay trước mặt Capi. Capi bèn ném cho nó một đầu dây và hai con bắt đầu quay dây. Dolce lao vào vòng quay vừa nhảy vừa nhìn chủ.
Rõ ràng là học trò cụ Vitalis thật nực cười và cứ đi chơi suốt như thế hẳn phải thú vị, nhưng nếu đi theo họ tôi phải xa má Barberin.
- Bây giờ, cụ Vitalis nói tiếp, trở lại công việc của chúng ta. Tôi trả ông ba mươi phrăng.
- Bốn mươi.
Bắt đầu bàn bạc. Cụ Vitalis ngắt lời:
- Thằng bé ngồi đây chắc chán lắm, cho nó đi ra ngoài sân chơi đi.
Đồng thời cụ làm hiệu cho Barberin.
- Phải đấy, ông này nói, ra sân chơi đi bao giờ tao gọi hãy vào.
Tôi đi ra sân, ngồi trên một tảng đá suy nghĩ. Số phận tôi đang được quyết định đây.
Lạnh và lo lắng làm tôi run lên cầm cập. Cuộc bàn bạc kéo dài khá lâu. Cuối cùng tôi trông thấy mỗi một mình Barberin. ông ta ra tìm tôi để giao cho cụ Vitalis chắc?
- Nào, đi về nhà nào. - ông ta nói.
Về nhà ư? Không phải xa má Barberin ư?
Tôi muốn hỏi nhưng không dám.
- Mười phút trước khi tới nhà, Barberin dừng lại:
- Mày mà kể lại một lời nào mày nghe thấy, ông ta vừa nói vừa véo mạnh tai tôi, thì mày sẽ phải trả giá đắt đấy. Liệu hồn!.

Chương 2
Vĩnh biệt ngôi nhà của má

- Nào! Thế ông xã trưởng bảo thế nào nào?
- Má Barberin hỏi khi chúng tôi về tới nhà.
- Không gặp. Mai chúng tôi quay lại.
Như thế là Barberin đã từ bỏ giao kèo mua bán của lão ta. Suốt dọc đường tôi đã nhiều lần tự hỏi đi về nhà như thế này liệu lão có giở trò mưu mẹo gì không, câu nói vừa rồi của lão phá tan mọi nghi ngờ.
Nhưng sáng hôm sau, khi tỉnh dậy tôi không thấy má Barberin đâu cả.
- Má đâu?
- Má ra làng, chiều mới về.
Sự vắng mặt này làm tôi lo lắng. Barberin nhìn tôi vẻ rất lạ.
Bỗng nhiên tôi thấy cụ Vitalis và mấy con chó đi vào.
à ra thế! Cụ đến đón tôi, Barberin bảo má ra làng để má không bảo vệ được tôi.
- ôi, xin cụ, cụ đừng mang cháu đi!
Và tôi òa lên khóc nức nở.
- Nào nào, cậu con trai của ông, cụ nói với tôi thật dịu dàng, ở với ông cháu không khổ đâu, lại được ở bên mấy đứa học trò rất ngộ của ông, cháu tiếc cái gì cơ chứ?
- Má Barberin!
- Kiểu gì thì mày cũng không ở lại đây, Barberin vặn tai tôi nói, hoặc là cụ đây hoặc là trại trẻ, mày chọn thứ nào thì chọn.
- Không, má Barberin cơ!
- Thằng bé này có tình, là dấu hiệu tốt. Thôi ta vào việc!
Nói rồi cụ bày lên bàn tám đồng năm phrăng, Barberin vơ luôn vào túi lão.
- Đưa gói quần áo của nó cho nó, nào lên đường. Rémi! Đi trước con Capi.
Tôi cảm thấy cụ Vitalis nắm lấy cổ tay tôi.
Barberin đi vào nhà. Thế là hết.
Lên dốc khá dài. Cụ Vitalis không rời tay tôi..- Cụ cho cháu nghỉ một chút có được không ạ? - Tôi hỏi cụ.
- Sẵn sàng.
Lần đầu tiên cụ rời tay tôi. Nhưng đồng thời tôi thấy cái nhìn của cụ hướng về con Capi làm hiệu. Capi lập tức đến đứng đằng sau tôi. Nó là tay cai ngục của tôi: chỉ một cử động bỏ trốn nó sẽ vồ lấy chân tôi ngay.
Tôi đi tới ngồi trên ụ đất, Capi đi theo và với đôi mắt mờ lệ tôi tìm ngôi nhà của má Barberin.
Bỗng nhiên trên con đường dốc lên làng tôi nhìn thấy một chiếc khăn nhỏ màu trắng. Xa quá nên tôi chỉ thấy được màu trắng của chiếc khăn nhưng có những lúc trái tim nhìn tinh hơn đôi mắt: tôi nhận ra má Barberin. Đúng má rồi. Má bước từng bước dài.
Tới rào nhà chúng tôi má đẩy ra, vào sân và đi qua sân khá nhanh.
Tôi lập tức đứng lên trên ụ đất không nghĩ tới con Capi đã chồm đến gần tôi.
Má Barberin không ở trong nhà lâu. Má đi ra ngay và chạy trong sân.
Má tìm tôi.
Tôi cúi xuống phía trước và kêu lên bằng tất cả sức lực của mình:
- Má ơi! Má ơi!
Nhưng giọng tôi chìm nghỉm trong không trung.
- Cháu điên à? - Cụ Vitalis hỏi.
Tôi không trả lời chỉ dán mắt vào má Barberin nhưng má đâu có ngờ tôi ở gần má đến như thế nên không nghĩ đến chuyện ngẩng đầu lên. Má đi qua sân, ra lại ngoài đường, quay nhìn tứ phía.
Tôi càng gào to hơn.
Lúc đó cụ Vitalis đoán ra sự thể bèn cũng leo lên ụ đất. Cụ nhìn thấy cái khăn trắng.
- Tội nghiệp thằng bé! - Cụ thì thầm.
- ôi! Cháu xin cụ, cho cháu về. - Được sự thông cảm của cụ động viên, tôi nói.
Nhưng cụ nắm lấy cổ tay tôi đưa tôi xuống đường.
- Cháu đã nghỉ rồi, thôi lên đường, chàng trai của ông. - Cụ nói.
Tôi muốn gỡ tay cụ ra nhưng cụ nắm chặt lắm.
- Capi, Zerbino! - Cụ gọi.
Hai con chó vây lấy tôi..Đành phải theo cụ Vitalis thôi.
Tôi đã có bằng chứng để hiểu cụ không phải người ác.
Sau khi đi độ mười lăm phút cụ bỏ cánh tay tôi.
- Bây giờ cháu đi cạnh ông, nhưng đừng quên nếu cháu muốn trốn thì Capi và Zerbino sẽ theo kịp cháu ngay.
Tôi buông một tiếng thở dài:
- Cháu buồn, ông hiểu. - Cụ Vitalis tiếp tục nói. - Cháu có thể khóc. Nhưng chỉ cần cháu cố mà cảm thấy được là ông mang cháu đi không phải để làm cháu khổ. Cháu mà không đi thì sao nào? Sẽ vào trại trẻ. Những người nuôi cháu không phải cha mẹ cháu. Má tốt với cháu và cháu yêu má, cháu khổ tâm phải xa má, tất cả những cái đó là tốt thôi, nhưng bà ấy không giữ nổi cháu. Chàng trai của ông ạ, cháu phải hiểu rằng cuộc đời thường là một trận chiến mà trong đó có phải người ta muốn làm gì là làm được đâu.
Những lời của cụ rất khôn ngoan nhưng lúc này một sự thực còn kêu to hơn bất kỳ lời nói nào: đó là sự chia ly.
Từ nay tôi không bao giờ còn nhìn thấy người đã nuôi tôi lớn lên nữa và ý nghĩ này làm tôi nghẹn ngào trong cổ họng.
- Hãy suy nghĩ về những điều ông nói với cháu, thỉnh thoảng cụ Vitalis lại nhắc lại, cháu không phải khổ khi ở với ông đâu.
Cuối cùng thì cụ già cao lớn và đẹp lão này có lẽ không đến nỗi kinh khủng như lúc đầu tôi tưởng.
Đó là lần đầu tiên tôi đi một mạch không nghỉ như vậy. Kéo lê đôi chân, vất vả lắm tôi mới theo được chủ tôi. Tuy nhiên tôi không dám xin cụ dừng chân.
- Đôi guốc của cháu làm cháu mệt đấy. - Cụ bảo tôi. - Đến Ussel ông sẽ mua giày cho cháu.
Câu nói này làm tôi thêm can đảm. Thực tế đôi giày là thứ tôi hằng khát khao mong muốn.
- Ussel còn xa không ạ?
- à ra đó là tiếng nói của lòng cháu, cụ Vitalis vừa nói vừa cười, cháu muốn có giày đi chứ gì?
Được, ông hứa, giày đinh. Một chiếc quần cụt bằng nhung, một áo vét, một chiếc mũ nữa. ông hy vọng chúng làm cháu khô nước mắt và sẽ giúp cho đôi chân cháu đi nốt sáu dặm đường còn lại..Không, ông chủ tôi không phải một con người tàn ác. Một người tàn ác làm sao nhận ra đôi guốc làm tôi mệt được?
Trời đầy mây xám xịt và không bao lâu bắt đầu mưa nhẹ hạt.
Với tấm da cừu cụ Vitalis được bảo vệ khá kín lại còn che chở được Joli - Coeur nữa, anh chàng này ngay từ giọt mưa đầu tiên đã ẩn ngay vào chỗ nấp. Nhưng mấy con chó và tôi chẳng mấy chốc ướt thấm vào da thịt, bọn chó thì thỉnh thoảng còn giũ được lông chứ còn tôi, tôi cứ phải đi dưới một sức nặng làm tôi giá băng lên được.
- Cháu có dễ bị cảm lạnh không? - Chủ tôi hỏi.
- Cháu không biết, cháu nhớ là chưa bao giờ thì phải.
- Tốt. Quả cháu tốt thật đấy. Nhưng ông không muốn phơi cháu ra mưa thế này, chẳng được ích gì, hôm nay chúng ta không đi xa hơn nữa. Có làng đây rồi ta sẽ vào ngủ ở đó thôi.
Trong làng không có cái quán nào và không ai muốn nhận một người ăn mày kéo theo một đứa trẻ và ba con chó tất cả đều vấy bùn be bét làm gì.
Cuối cùng một người nông dân mở cửa cho chúng tôi vào một vựa thóc.
Cụ Vitalis là một người cẩn trọng. Trong cái túi cụ đeo ở vai có một chiếc bánh mì tròn to tướng. Cụ đưa cho tôi một miếng còn cụ thì vừa ăn vừa chia bánh thành những miếng nhỏ phân phát cho lũ học trò phần dành cho chúng.
Mệt đến gẫy người, hai chân bị trầy da vì đôi guốc, tôi run lên vì lạnh trong bộ quần áo sũng nước.
- Răng cháu va lập cập rồi kìa, cụ Vitalis nói, cháu có rét không?
- Hơi rét thôi ạ.
Tôi nghe tiếng cụ mở cái túi:
- Đây là cái áo sơ-mi khô và áo gi-lê, cháu mặc vào đi, sau đó rúc vào cỏ khô cháu sẽ ấm lên nhanh thôi và ngủ được.
Tuy nhiên tôi không ấm lên nhanh như cụ Vitalis nói, rất lâu sau tôi cứ trở mình mãi, lòng quá đau buồn, quá khốn khổ. Lúc nào cũng như thế này sao? Đi bộ không ngừng dưới trời mưa, ngủ trong một vựa thóc, run lên vì lạnh, chỉ có một mẩu bánh mì cho bữa tối, không ai thương xót tôi, không ai yêu tôi. Đang nghĩ ngợi, lòng nặng trĩu và hai mắt đẫm nước mắt, tôi cảm thấy một hơi thở âm ấm phả vào mặt tôi. Đưa tay ra tôi sờ thấy làn lông mượt như len của con Capi. Nó nhẹ nhàng tới bên tôi, nằm xuống chỗ cỏ khô bên cạnh tôi và tế nhị liếm vào bàn tay tôi.
Cảm động quá tôi hơi nhỏm mình dậy hôn vào chiếc mũi lạnh ngắt của nó. Nó kêu lên một tiếng nghẹn ngào, đặt chân nó vào bàn tay tôi rồi nằm im.
Thế là tôi quên mệt, quên buồn, họng tôi nghẹn lại, tôi không còn chỉ có một mình nữa:
tôi đã có một người bạn.
Hôm sau chúng tôi lên đường từ sáng sớm.
Đã tạnh mưa, bầu trời xanh và nhờ làn gió khô thổi suốt đêm, không còn bùn lầy nữa. Lũ chó nhảy nhót quanh chúng tôi. Thỉnh thoảng Capi lại đứng trên hai chân sau hướng về tôi sủa lên một tiếng mà tôi hiểu rất rõ ý nghĩa.
- Can đảm lên! - Nó bảo tôi như vậy.
Đó là một con chó rất thông minh cái gì cũng hiểu và biết cách làm cho người ta hiểu mình. Giữa nó và tôi không cần lời: ngay từ ngày đầu tiên chúng tôi đã hiểu nhau rồi.
Chưa bao giờ ra khỏi làng nên tôi rất sốt ruột muốn trông thấy một thành phố. Nhưng Ussel không làm tôi lóa mắt. Những ngôi nhà cổ có tháp bên trên khiến tôi chỉ thấy lãnh đạm thờ ơ.
Đầu óc tôi chỉ có mỗi một ý nghĩ: hiệu giày.
Đâu là hiệu giày sẽ cung cấp cho tôi đôi giày mà cụ Vitalis đã hứa?
Chẳng mấy chốc tôi có cái hạnh phúc xỏ chân vào đôi giày đinh nặng gấp mười lần đôi guốc của tôi. Lòng hào hiệp của chủ tôi không dừng ở đó; mua giày xong cụ mua cho tôi một áo vét nhung màu xanh da trời, một quần len và một mũ phớt. Tất cả những gì cụ hứa.
Rõ ràng cụ là người tuyệt nhất trần đời rồi!
Nhung đã nhầu, len đã sờn, cái mũ thì không ai đoán được trước đây màu gì nữa, nhưng choáng ngợp vì những huy hoàng đó tôi chẳng cần biết đến những nhược điểm này làm gì.
Tôi chỉ mong chóng được mặc bộ cánh mới, nhưng trước khi đưa cho tôi cụ Vitalis còn làm chúng biến đổi đã.
Về đến quán cụ lấy kéo trong túi ra cắt hai ống quần tôi lên đến tận đầu gối. Khi tôi nhìn cụ với đôi mắt sợ hãi:.- Như vậy để cháu trông không giống ai, cụ nói. Chúng ta đang ở Pháp, ông mặc cho cháu như người ý, nếu ta ở ý ông lại mặc cho cháu như người Pháp. Chúng ta là nghệ sĩ. Bề ngoài của chúng ta đã phải gây tò mò rồi. Cháu thử tưởng tượng xem nếu ngay chiều nay ta ra nơi công cộng mà ăn mặc như những nhà tư sản hay những nông dân làm sao ta buộc mọi người phải nhìn ta và dừng lại quanh ta? Không được. Hãy học lấy rằng ở đời này đôi khi sự xuất hiện thôi cũng đã là một việc tối cần thiết rồi.
ấy là tại sao buổi sáng là người Pháp buổi chiều tôi đã thành người ý. Quần tôi ngắn đến gối, cụ Vitalis lại buộc quanh tất tôi những sợi dây đỏ bắt chéo nhau suốt cẳng chân. Trên chiếc mũ phớt của tôi cụ cũng buộc chéo nhau nhiều dây ruy-băng khác và trang trí thêm một bó hoa bằng len.
Thật thà mà nói tôi thấy mình tuyệt đẹp, chẳng thế mà anh bạn Capi của tôi sau khi ngắm tôi rất lâu phải chìa chân ra cho tôi với vẻ hài lòng.
Trong khi tôi xỏ quần áo mới, Joli - Coeur đứng trước mặt tôi bắt chước điệu bộ tôi lại còn làm quá lên nữa. Tôi thắng xong bộ cánh, ngắm vuốt xong xuôi thì nó đặt hai tay lên háng, ngửa đầu ra sau bắt đầu phá ra cười với những tiếng kêu lí nhí giễu cợt. Đã sống thân tình với Joli -Coeur khá lâu tôi có thể khẳng định nó rất hay cười. Có lẽ cái cười của nó không giống hệt như cái cười của con người. Nhưng cuối cùng, mỗi khi có một tình cảm nào đó làm cho nó vui lên, người ta thấy hai mép nó kéo ra sau, hai mi mắt he hé, hai hàm răng động đậy rất nhanh và đôi mắt đen của nó hầu như bắn ra những tia lửa.
- Bây giờ cháu sửa soạn áo quần đã xong, cụ Vitalis bảo tôi, ta bắt đầu làm việc để đến mai ngày phiên chợ có thể ra mắt một buổi biểu diễn lớn trong đó cháu khởi sự bước vào nghề.
Tôi hỏi cụ thế nào là bước vào nghề, cụ giải thích có nghĩa lần đầu xuất hiện trước công chúng diễn vở hài kịch.
- ông sẽ phải tập cho cháu vai mà ông dành cho cháu.
Đôi mắt ngạc nhiên của tôi nói với cụ là tôi không hiểu.
- ông muốn cháu hiểu vai trò cháu phải làm.
Ông mang cháu theo là để cháu làm việc. Việc của cháu là diễn hài kịch với Joli - Coeur và mấy chú chó của ông..- Nhưng cháu có biết gì đâu! - Tôi sợ hãi kêu lên.
- Chính vì thế ông mới phải dạy cháu. Không phải tự nhiên mà Capi đi đứng duyên dáng như thế trên đôi chân sau cũng không phải Dolce nhảy dây là ý thích của nó. Capi đã phải học đứng và Dolce đã phải học nhảy; chúng thậm chí đã phải làm việc khá lâu mới đạt được những tài đó. Cho nên cháu cũng phải làm việc để học những vai khác nhau mà cháu sẽ diễn với chúng.
Vở kịch, cụ Vitalis nói tiếp, có tên là Người đầy tớ của ngài Joli - Coeur hay Kẻ ngu hơn trong hai người lại là kẻ mà người ta không nghĩ tới.
Đề tài như thế này: Cho tới hôm ấy ngài Joli -Coeur vẫn có một tên đầy tớ mà ngài rất hài lòng, đó là Capi. Nhưng Capi đã về già, ngài Joli - Coeur muốn có một đầy tớ mới. Capi chịu trách nhiệm cung cấp tên đầy tớ mới. Nhưng đó không phải là con chó sẽ nối tiếp sự nghiệp của Capi mà là một chàng trai nông dân tên là Rémi.
- Khỉ làm gì có đầy tớ ạ.
- Trong hài kịch thì có. Cháu đến và ngài Joli - Coeur thấy cháu có vẻ đần độn ngây ngô.
- Thế chẳng hay tí nào.
- Có nghĩa lý gì đâu nếu chỉ để cười? Vả chăng cháu hình dung mình thực sự đến nhà một quý ông để làm đầy tớ và giả dụ họ bảo cháu dọn bàn ăn. Đây chính là cái bàn trong vở trình diễn của chúng ta. Nào cháu bước lên và dọn bàn ra.
Trên cái bàn có các đĩa, một cái cốc, một con dao, một cái dĩa và khăn bàn màu trắng.
Làm sao bày ra bây giờ?
Tôi tự hỏi mình câu hỏi đó, hai tay thõng xuống, cúi người xuống trước, miệng há ra chẳng biết bắt đầu từ chỗ nào; chủ tôi vỗ tay cười phá lên.
- Hoan hô! - Cụ nói. - Tuyệt! Làm ra vẻ mặt như cháu thật xuất sắc. Vẻ ngây thơ của cháu đáng phục đấy.
- Cháu chẳng biết phải làm gì.
- Chính vì thế mà đâm xuất sắc. Vài ngày nữa cháu sẽ biết tường tận cháu phải làm gì. Đến lúc đó cháu lại phải nhớ lại cái lúng túng mà lúc này đây cháu đang cảm thấy và giả vờ những thứ mà cháu không cảm thấy nữa. Nếu cháu tìm lại được cách tạo ra vẻ mặt và thái độ như lúc này thì ông nói trước là cháu sẽ thành công rực rỡ đấy. Nhân vật mà cháu phải thể hiện trong vở.hài kịch là như thế nào? Là một chàng trai nông thôn chưa nhìn thấy gì và không biết gì cả; thậm chí thấy mình vụng về ngu si hơn con khỉ; do đó vở kịch có tên Kẻ ngu hơn trong hai người lại là kẻ mà người ta không nghĩ tới. Ngu hơn Joli - Coeur, đó là vai diễn của cháu.
Vở Người đầy tớ của ngài Joli - Coeur không phải một hài kịch lớn, biểu diễn chưa đầy hai mươi phút. Nhưng chúng tôi tập đến gần ba tiếng đồng hồ, cụ Vitalis bắt chúng tôi làm đi làm lại đến mười lần cùng một thứ, lũ chó cũng như tôi. Dĩ nhiên lũ chó có lúc quên vài phần trong vai của chúng.
Tôi rất ngạc nhiên thấy chủ tôi kiên nhẫn và dịu dàng biết nhường nào. Cụ không hề tức giận một lần nào.
- Nào ta lại bắt đầu lại, mỗi lần yêu cầu của cụ không đạt được cụ lại nói: chưa được, Capi; còn ngài Joli - Coeur, ngài không chú ý gì cả.
Chỉ có thế, nhưng thế cũng là đủ.
- Được rồi, cụ bảo tôi, tập đã xong, cháu có nghĩ rằng mình sẽ quen đóng kịch không?
- Cháu chẳng biết nữa.
- Cháu có chán không?
- Không, cháu thích là khác.
- Thế thì tốt. Cháu thông minh, lại chú ý.
Vừa chú ý vừa vâng lời người ta sẽ đạt tới tất cả mọi thứ. Cháu hãy xem lũ chó và so sánh chúng với Joli - Coeur. Joli - Coeur có lẽ hiếu động hơn, thông minh hơn nhưng không dễ bảo.
Bảo nó cái gì không bao giờ nó vui lòng làm.
Đó là do bản chất nó và chính vì vậy ông không bao giờ giận nó. Khỉ không giống chó, không có ý thức về bổn phận.
Tôi mạnh dạn nói với cụ rằng cái làm tôi ngạc nhiên nhất trong buổi tập vừa qua là cụ tỏ ra vô cùng kiên nhẫn.
Cụ mỉm cười:
- Người ta thấy ngay là, cụ nói, trước nay cháu chỉ sống với những người nông dân tàn nhẫn với súc vật.
- Má Barberin dịu dàng với con bò của chúng cháu lắm. - Tôi nói.
- Bà làm thế là đúng. Bà hiểu rõ điều mà người nông dân thường không biết: dịu dàng thì người ta được nhiều hơn. Chính vì không bao giờ tức giận các con vật của ông mà ông đã đào tạo được chúng như ngày nay. Nếu ông đánh chúng, chúng sẽ sợ, sợ hãi làm tê liệt trí thông.minh. Hơn nữa nếu để mình đi đến giận dữ ông sẽ mất lòng tin ở cháu. Mấy con chó của ông đã dạy cho ông nhiều bài học như những bài học ông dạy chúng. ông đã làm phát triển trí thông minh của chúng còn chúng tạo tính cách cho ông.
Các bạn tôi, lũ chó và con khỉ, có thuận lợi hơn tôi ở chỗ đã quen xuất hiện trước công chúng thành ra ngày hôm sau chúng không hề sợ hãi.
Nhưng tôi không có được cái an tâm bình tĩnh của chúng. Nỗi xúc động của tôi thật mạnh mẽ khi chúng tôi rời quán đi đến nơi biểu diễn.
Cụ Vitalis mở đầu cuộc diễu hành bằng một điệu van-xơ thổi trên sáo. Theo sau là Capi, trên lưng Capi, Joli - Coeur trong bộ quân phục đại tướng Anh ung dung ngồi thoải mái. Rồi cách xa ra một đoạn kha khá là Zerbino và Dolce tiến tới. Cuối cùng tôi kết thúc đoàn diễu hành.
Nhưng cái làm người ta chú ý còn nhiều hơn cả sự hùng tráng của cuộc diễu hành của chúng tôi lại là những tiếng sáo chói tai. Mọi người đổ ra cửa xem chúng tôi diễu qua, tất cả các rèm cửa sổ đều được kéo lên nhanh chóng.
Vài đứa trẻ đi theo chúng tôi, nhiều nông dân sửng sốt nhập bọn với chúng, khi đến nơi biểu diễn chúng tôi đã có cả một đám rước đằng sau mình rồi.
Phần đầu buổi biểu diễn của chúng tôi gồm một số trò do chó thực hiện. Cụ Vitalis bỏ ống sáo, thay vào đó một chiếc vĩ cầm, kéo đệm theo các tiết mục của chó lúc thì điệu van-xơ lúc thì một điệu nhạc buồn réo rắt.
Tiết mục đầu tiên kết thúc, Capi ngậm một cái bát gỗ giữa hai hàm răng, đi trên hai chân sau bắt đầu làm một vòng quanh "cử tọa đáng kính". Khi nào không thấy xu rơi xuống nó lấy hai chân trước đặt lên người vị khán giả chai sạn, sủa hai ba cái rồi đập nhè nhẹ vào cái túi mà nó muốn mở. Thế là trong công chúng xuất hiện những tiếng kêu, những lời bàn tán vui vẻ, những tiếng chế giễu.
- Con chó bông này thông minh thật, nó biết những ai có túi đầy đấy nhé.
Thế là cuối cùng những đồng xu đành được dốc ra.
Đến lượt Joli - Coeur và tôi ra mắt.
- Thưa quý bà quý ông, cụ Vitalis nói, chúng tôi tiếp tục buổi biểu diễn bằng một hài kịch dễ.thương có tên: Người đầy tớ của ngài Joli -Coeur hay Kẻ ngu hơn trong hai người lại là kẻ không ai nghĩ tới. Một người như tôi không hạ mình; để khen vở kịch và diễn viên của chính mình, chỉ xin các vị hãy mở to mắt, hãy dỏng tai và chuẩn bị tay để vỗ.
Tuy nhiên để làm cho diễn xuất của các diễn viên dễ hiểu hơn, cụ Vitalis kèm theo mấy lời bình.
Thế là, với vẻ hiếu chiến ngầm, cụ tuyên bố ông Joli - Coeur, rồi đến Capi, đến tôi, lên sân khấu. Cụ bình luận tóm tắt từng cảnh một. Vở kịch được dựng lên nhằm thể hiện sự ngu si đần độn của tôi trong tất cả mọi mặt: mỗi cảnh tôi phải giở vài hành động ngớ ngẩn trong khi Joli - Coeur ngược lại phải tìm cơ hội trổ hết thông minh và khéo léo. ái chà! Duyên dáng và lịch sự của ngài Joli - Coeur sao mà khiến khán giả mê say đến thế! Còn sự vụng về lúng túng của tôi làm họ cười ơi là cười! Tiếng vỗ tay vang dội tứ phía, buổi biểu diễn kết thúc thắng lợi. Con khỉ mới thông minh làm sao! Tên đầy tớ mới ngu ngốc làm sao!
Cụ Vitalis khen tôi như vậy và tôi tự hào lắm.
Chắc chắn các kịch sĩ trong đoàn ông Vitalis tài cao rồi - tôi muốn nói lũ chó và con khỉ -nhưng tài này cũng chẳng nhiều vẻ lắm. Biểu diễn mấy buổi người ta đã biết hết vở.
Từ đó đi đến kết luận là không ở lâu mãi một thành phố được.
Sau ba ngày đến Ussel lại phải lên đường.
Đi đâu bây giờ nhỉ? Tôi đã khá mạnh dạn với chủ tôi để hỏi cụ câu hỏi này.
- Cháu có biết đất nước này chứ? - Cụ vừa nhìn tôi vừa trả lời.
- Không ạ.
- Thế tại sao cháu lại hỏi ông là ta đi đâu?
Nếu ông bảo cháu là ta đi Aurillac để tiếp tục đi Bordeaux rồi từ Bordeaux đi Pyrénées thì cháu biết được cái gì?
- Nhưng cụ biết xứ sở này chứ ạ?
- ông chưa bao giờ đến đây.
- Thế tại sao cụ lại biết là mình đi đâu?
Cụ nhìn tôi rất lâu.
- Cháu không biết đọc phải không? - Cụ hỏi tôi.
- Không, nhưng cháu đã nhìn thấy người ta đọc. - Tôi tự hào nói..Quả thật người ta có cho tôi đi học nhưng chỉ có một tháng.
- Đọc có khó lắm không ạ? - Tôi hỏi cụ Vitalis sau khi đi khá lâu vừa đi vừa nghĩ ngợi.
- Khó đối với kẻ nào rắn đầu thôi, lại càng khó với những ai không thiện chí. Cháu có rắn đầu không?
- Cháu không biết nhưng có vẻ như nếu cụ dạy cháu đọc thì cháu không ngại khó đâu.
- Được, chúng ta sẽ xem; ta còn thời gian trước mặt mà.
Tôi không biết học đọc khó thế nào nhưng tôi hình dung ngay thấy mình mở một quyển sách và biết được có những gì trong đó.
Hôm sau trong khi đi đường tôi thấy chủ tôi cúi xuống nhặt trên đường cái một mảnh ván phủ bụi đến một nửa.
- Đây là quyển sách, cháu sẽ học đọc trong đó. - Cụ bảo tôi.
Tôi nhìn cụ xem có phải cụ giễu tôi không.
Rồi khi thấy cụ rất nghiêm túc, tôi nhìn kỹ cái vật mà cụ tìm được. Đó là một mảnh ván bằng gỗ sồi, dài bằng cánh tay, rộng bằng hai bàn tay, rất nhẵn, bên trên chẳng có chữ có hình gì cả.
- Cụ giễu cháu đấy ạ?
- Đâu có, con trai ta, cứ chờ tới lúc chúng ta đến bụi cây đằng kia đã, ta nghỉ ở đấy và cháu sẽ thấy ông dạy cháu đọc bằng cái mảnh gỗ này như thế nào.
Cụ Vitalis lấy một con dao trong túi ra, cắt từ mảnh ván một lớp gỗ mỏng gọt nhẵn đi rất kỹ càng. Sau đó cụ cắt nó thành từng miếng nhỏ đều nhau.
- Trên mỗi miếng gỗ này, cụ nói, ông sẽ lấy mũi dao khoét một chữ cái. Qua đó cháu học được hình dáng các chữ và khi đã thuộc cháu ghép chúng lại thành các từ. Khi cháu đã tạo thành các từ mà ông bảo rồi, cháu sẽ đọc được một quyển sách.
Chẳng bao lâu các túi áo tôi đầy những miếng gỗ và tôi mau chóng biết mặt các chữ cái, nhưng để biết đọc lại là một chuyện khác. Sự việc không nhanh được như thế thậm chí có lúc tôi đã hối tiếc muốn học đọc.
Dầu sao phải nói rằng, công bằng mà nói, không phải vì lười mà tôi hối tiếc mà chính là do tự ái.
Trong khi dạy tôi chữ cái cụ Vitalis có ý nghĩ dạy luôn cả con Capi. Chúng tôi cùng học với nhau. Dĩ nhiên Capi không thể đọc lên những.chữ cái mà nó trông thấy vì nó không biết nói, nhưng khi những miếng gỗ được bày trên cỏ nó phải lấy chân tha ra những chữ mà cụ Vitalis đọc lên.
Lúc đầu tiến bộ của tôi nhanh hơn nó nhưng nếu như tôi có trí thông minh nhạy bén hơn thì nó lại có trí nhớ vững vàng hơn. Thế là cứ mỗi lần tôi phạm lỗi chủ tôi lại không quên bảo tôi:
- Capi sẽ biết đọc trước Rémi cho mà xem, thật xấu hổ.
Điều đó kích thích tôi đến mức tôi dốc lòng ra học mà trong khi con chó dừng lại ở chỗ viết được tên nó tôi tiến tới đọc được một quyển sách.
- Bây giờ cháu đã đọc được chữ, cụ Vitalis bảo tôi, cháu có muốn đọc được nhạc không?
- Cháu có hát được như cụ không ạ?
Thỉnh thoảng cụ Vitalis hát và cụ đâu có ngờ nghe cụ hát như một ngày hội đối với tôi.
- Cháu muốn hát ư? Nghe ông hát cháu thấy thích ư?
- Thích nhất đấy ạ. Mỗi khi cụ hát cháu chỉ muốn khóc, khi cụ hát một khúc hát êm đềm hay buồn bã, khúc hát lại đưa cháu về với má Barberin, cháu nghĩ đến má, cháu nhìn thấy má trong nhà. ấy thế mà cháu có hiểu gì về những lời cụ hát đâu vì nó là tiếng ý mà.
Vừa nói vừa nhìn cụ, tôi thấy đôi mắt cụ như đẫm nước mắt, tôi bèn hỏi cụ nói như vậy có làm cụ khổ tâm phiền não gì không.
- Không con ạ, cụ nói với tôi bằng một giọng cảm động, con làm ông nhớ tới tuổi trẻ của ông, thời thanh niên đẹp đẽ của ông. Cứ yên tâm, ông sẽ dạy con hát. Và vì con là người có tấm lòng, cả con nữa, con cũng sẽ làm người ta khóc và vỗ tay.
Thế là ngay hôm sau chủ tôi dạy âm nhạc như đã dạy tôi học. Cụ bắt đầu gọt những miếng gỗ nhỏ rồi lấy dao khắc lên đó. Chuẩn bị xong các bài học, phải thú thật là học nhạc không phải kém nhọc nhằn hơn học đọc. Cụ Vitalis, vốn kiên nhẫn với mấy con vật của cụ là thế mà nhiều lần phải bực với tôi.
Cuối cùng những bước đầu đã vượt qua và tôi hài lòng thấy mình đã có thể xướng âm một điệu nhạc mà cụ Vitalis viết trên một tờ giấy.
Ngày hôm ấy cụ tát nhẹ vào mỗi bên má tôi hai cái tát yêu và tuyên bố rằng nếu cứ tiếp tục như thế tôi sẽ trở thành một ca sĩ lớn..Dĩ nhiên chuyện học hành nói trên không phải chỉ làm trong một ngày, và trong rất nhiều tháng túi quần túi áo tôi nhét đầy các miếng gỗ.
Hơn nữa học không đều bởi vì chỉ những lúc rỗi cụ Vitalis mới dạy tôi học.
Mỗi ngày chúng tôi phải hoàn tất đoạn hành trình, dài ngắn tùy theo xóm làng ở xa nhau hay không; phải biểu diễn ở tất cả những nơi có cơ may kiếm được chút thu nhập ít ỏi; phải tập vai cho mấy con chó và cho Joli - Coeur; chuẩn bị bữa ăn; chỉ sau tất cả những cái đó mới nói đến chuyện học đọc hay học nhạc.
Cuối cùng tôi đã học được một cái gì đó và đồng thời học đi những quãng đường dài. Tôi là một đứa trẻ khá gầy còm ốm yếu khi sống với má Barberin; nay bên cạnh cụ Vitalis, sống giữa khí trời, với gian khổ, đôi chân và hai cánh tay tôi khỏe lên, phổi tôi nở ra, da tôi săn sắn lại, tôi có thể chịu đựng được lạnh cũng như nóng, nắng cũng như mưa, những thiếu thốn những mệt nhọc mà không đau khổ chút nào.
Chúng tôi đã vượt qua một phần của miền Nam nước Pháp. Chúng tôi cứ thẳng tiến, gặp đâu đi đấy và cứ thấy một cái làng nào không đến nỗi nghèo khổ quá chúng tôi lại chuẩn bị tiến vào một cách oai vệ. Tôi trang điểm cho lũ chó, chải lông cho Dolce, mặc quần áo cho Zerbino, dán miếng dán lên một bên mắt con Capi để nó có thể đóng vai một ông già cảu nhảu càu nhàu, tôi buộc Joli - Coeur phải mặc quần áo đại tướng vào.
Cụ Vitalis cho tôi được hoàn toàn tự do phóng túng:
- Không ngờ cháu lại được ông cho đi qua toàn bộ nước Pháp ở cái tuổi mà trẻ con chỉ đi học tiểu học hoặc trung học, cháu hãy nhìn, hãy học đi. Thấy cái gì không hiểu hoặc muốn hỏi điều gì, cứ hỏi ông. Có lẽ không phải lúc nào ông cũng trả lời được bởi vì ông không cho rằng mình hiểu biết tất cả nhưng biết đâu ông có thể thỏa mãn được tò mò của cháu thì sao? Không phải xưa nay ông vẫn làm giám đốc một gánh hát súc vật thông thái, ông cũng đã học được những điều ngoài những cái bổ ích cho ông lúc này để giới thiệu Capi và Joli - Coeur với "cử tọa đáng kính". Nhưng ta sẽ nói với nhau chuyện đó sau. Cháu chỉ cần biết là một người làm trò chó cũng có một vị trí đáng kể trong thiên hạ đấy chứ. Không phải thường đâu..Sau khi rời dãy núi ở Auvergne chúng tôi tới vùng cao nguyên đá vôi ở Quercy.
Giữa bình nguyên này có một làng lớn tên là Labastide - Murat, chúng tôi qua đêm ở đó trong vựa thóc một cái quán.
- Chính ở đây, cụ Vitalis bảo tôi buổi tối trước khi đi ngủ, cũng có thể ngay tại cái quán này, đã sinh ra một con người bắt đầu đời mình làm một thằng bé quét chuồng ngựa. Tên ông ta là Murat. ông đã trở thành một anh hùng và người ta đã lấy tên ông đặt cho làng này. ông biết ông ta và đã từng chuyện trò thường xuyên với ông ta.
- Khi ông ta còn là thằng bé quét chuồng ngựa ấy ạ?
- Không, cụ Vitalis cười nói, khi ông ấy làm vua cơ.
- Cụ đã từng quen một ông vua?
Hẳn giọng tôi thốt lên phải buồn cười lắm bởi vì cái cười của chủ tôi lại cất lên và kéo dài rất lâu.
- ông sẽ kể cháu nghe chuyện ông vua này.
Thế là trong nhiều giờ sau đó chúng tôi ngồi trên chiếc ghế dài, ông thì nói, tôi thì dán mắt vào khuôn mặt ông đang được ánh trăng mờ nhạt chiếu sáng.
Chủ tôi biết thật nhiều điều!.
Về Đầu Trang Go down
nhok_xyro
Thành viên
Thành viên
nhok_xyro

Tổng số bài gửi : 31
A3 Dollars A3 Dollars : 34
Số lân được cảm ơn: : 1
Join date : 05/12/2010
Đến từ : a3 let's smile
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) EmptyMon Dec 06, 2010 10:26 am

có tui đăng kí nek?thế bạn là ai?cho tui địa chỉ đi
Về Đầu Trang Go down
gentle_wind
Thành viên
Thành viên
gentle_wind

Tổng số bài gửi : 80
A3 Dollars A3 Dollars : 124
Số lân được cảm ơn: : 3
Join date : 24/11/2010
Age : 28
Đến từ : ...
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) EmptyMon Dec 06, 2010 12:50 pm

Uhm,truyện này hay lắm!Mình cũng có một quyển đây!Nếu rem chỉ có một quyển thì mình chung vô,ai có nhu cầu có thể mượn! Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) 594739
Về Đầu Trang Go down
The_ClouD
Moderator
Moderator
The_ClouD

Tổng số bài gửi : 231
A3 Dollars A3 Dollars : 429
Số lân được cảm ơn: : 6
Join date : 27/10/2010
Age : 29
Đến từ : Trường THPT Đông Hà-Quảng Trị
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) EmptyMon Dec 06, 2010 7:56 pm

uhm
hay đấy
Về Đầu Trang Go down
God_Father
V.I.P mem
V.I.P mem
God_Father

Tổng số bài gửi : 256
A3 Dollars A3 Dollars : 1082
Số lân được cảm ơn: : 31
Join date : 27/10/2010
Age : 54
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) EmptyMon Dec 06, 2010 8:10 pm

Không gia đình (tiếng Pháp: Sans famille), còn được dịch là Vô gia đình, có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Tác phẩm đã được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại và xuất bản nhiều lần. Từ một trăm năm nay, Không gia đình đã trở thành quen thuộc đối với thiếu nhi Pháp và thế giới.
Tiếng Việt có bản dịch của Hà Mai Anh (ở miền Nam trước 1975), Huỳnh Lý miền Bắc), Nguyễn Đỗ Mục và Đào Hùng (Tân Việt nam thư xã xuất bản 1931)
Về Đầu Trang Go down
mun_s2_TOP
Moderator
Moderator
mun_s2_TOP

Tổng số bài gửi : 396
A3 Dollars A3 Dollars : 726
Số lân được cảm ơn: : 12
Join date : 13/11/2010
Age : 28
Đến từ : A3 ^^
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) EmptyTue Dec 07, 2010 9:21 am

Cuốn này có bán ở nhà sách GD nè,có điều đắt quá >.<
Về Đầu Trang Go down
http://chocolaland.forum-gratuiti.com
Sponsored content




Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2) Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Hector Malot - Không gia đình (Chương 1,2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Hector Malot - Không gia đình (Chương 7,8)
» Hector Malot - Không gia đình (Chương 9,10)
» Hector Malot - Không gia đình (Chương 11,12)
» Hector Malot - Không gia đình (Chương 13,14)
» Hector Malot - Không gia đình (Chương 15,16,17)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tập thể A3 - THPT Đông Hà - - - 2010-2013 :: Góc giải trí :: Truyện-