Tập thể A3 - THPT Đông Hà - - - 2010-2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tập thể A3 - THPT Đông Hà - - - 2010-2013

Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Hãy trân trọng nó như bạn trân trọng chính mình.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Xem điểm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Pokemon update

•Pokemon Anime
•Pokemon Manga
•Tin tức công nghệ

Lastest topic

Bài gửiNgười gửiThời gian
Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào? Thu Jan 16, 2014 10:10 am
Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng Thu Jan 16, 2014 10:08 am
Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp? Sun Jan 05, 2014 11:39 pm
Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt Sun Jan 05, 2014 11:38 pm
tên những trường ĐH, CĐ mang tính mạo danh Thu Apr 25, 2013 4:12 pm
Xin đừng lựa chọn như tôi: FPT = buồn ... buồn... Thu Apr 25, 2013 4:12 pm
10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT Thu Apr 25, 2013 4:11 pm
kiến nghị giải thể những trường yếu kém Thu Apr 25, 2013 4:11 pm
Sinh viên ĐH Kiến Trúc đòi biểu tình Thu Apr 25, 2013 4:10 pm
Hội người mệt mỏi vì học phí ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng tăng cao Thu Apr 25, 2013 4:10 pm
Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn. Thu Apr 25, 2013 4:07 pm
FPT đang ở trong một thân thể không khỏe mạnh" Thu Apr 25, 2013 4:07 pm
Nhật kí của sinh viên FPT Thu Apr 25, 2013 4:06 pm
Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng Thu Apr 25, 2013 4:06 pm
3 trường đại học bị đình chỉ tuyển sinh Thu Apr 25, 2013 4:06 pm

Share
 

 Hector Malot - Không gia đình (Chương 7,8)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
remdaica51
Thành viên
Thành viên
remdaica51

Tổng số bài gửi : 157
A3 Dollars A3 Dollars : 368
Số lân được cảm ơn: : 1
Join date : 24/10/2010
Age : 29
Đến từ : Đông Hà - Quảng Trị
Mức cảnh báo : Good

Hector Malot - Không gia đình (Chương 7,8) Empty
Bài gửiTiêu đề: Hector Malot - Không gia đình (Chương 7,8)   Hector Malot - Không gia đình (Chương 7,8) EmptyMon Dec 06, 2010 10:27 am

Chương 7
Một tay chủ

Tuy tất cả những gì quanh tôi đều làm tôi ghê tởm, tôi vẫn mở to mắt, hầu như quên hoàn cảnh nghiêm trọng của chúng tôi, để nhìn xung quanh. Càng tiến sâu vào Paris tôi càng thấy ít những gì đáp ứng được hy vọng hão huyền của tôi. Rõ ràng là Paris không bằng Bordeaux rồi.
Sau khi đi thật lâu trong một phố lớn, ở đó có những cửa hàng càng to càng đẹp hơn khi chúng tôi tiếp tục đi, cụ Vitalis rẽ sang phải và ngay sau đó chúng tôi tới một khu hoàn toàn nghèo khổ: những ngôi nhà cao và đen hầu như chạm vào nhau ở trên cao, một con suối không đóng băng chảy giữa lòng phố, và chẳng đếm xỉa gì đến làn nước hôi thối cuộn trong đó, một đám người đông nghịt cứ dẫn bộ trên vỉa hè nhầy nhụa. Chưa bao giờ tôi trông thấy những khuôn mặt xanh xao đến như thế, cũng chưa bao giờ tôi trông thấy bọn trẻ con cứ đi qua đi lại giữa.những người bộ hành một cách táo tợn đến như thế. Trong các quán rượu, mà quán rượu thì rất nhiều, có những người đàn ông và đàn bà đứng uống trước những quầy rượu bằng thiếc, vừa uống vừa la lối om xòm.
ở góc một ngôi nhà, tôi đọc thấy tên phố Lourcine. Cụ Vitalis nhẹ nhàng tách những nhóm người làm vướng lối đi của cụ ra và tôi theo sát cụ chỉ sợ lạc mất cụ.
Sau khi qua một cái sân lớn và một lối đi chúng tôi tới một nơi như một loại giếng tối tăm và xanh ngăn ngắt chắc hẳn mặt trời không bao giờ chiếu tới. Nơi này trông còn thậm tệ và đáng sợ hơn tất cả những gì tôi đã trông thấy cho tới lúc ấy.
- Garifoli có nhà không? - Cụ Vitalis hỏi một người đàn ông đang móc những giẻ lau lên tường dưới ánh sáng của một cái đèn.
- Tôi không biết, ông lên mà xem.
- Garifoli là tay chủ mà ông đã nói với cháu đấy. - Cụ bảo tôi. - Hắn ở đây.
Con phố, cái nhà đều không phải là những thứ có khả năng nâng lòng hăng hái của người ta lên. Vậy thì tay chủ như thế nào đây?
Cầu thang lên bốn tầng, tới gần cửa chúng tôi nghe thấy một tiếng vụt gọn, rồi một tiếng nữa, tiếp ngay sau đó là một tiếng kêu đến xé ruột. Một giọng đàn ông, giọng ngọt ngào đầu lưỡi, nói một vài tiếng gì đó. Cụ Vitalis xông vào gian phòng và giật khỏi tay người đàn ông kia, chẳng phải ai khác chính là Garifoli, một cái roi mà tay này đang dùng để đánh một đứa bé cởi trần.
Chúng tôi ở trong một nơi giống như vựa thóc lớn. ở giữa là một khoảng rộng có một lũ trẻ con, chung quanh kê độ mười cái giường.
Tường và trần màu gì không thể định nghĩa nổi.
Trên đường đi vào tôi thấy một đứa bé ngồi trơ trọi trong một góc. Gương mặt nó thể hiện cả nỗi đau đớn và dịu hiền đến sâu sắc. Người ta không thể nào không nhìn nó bởi vì ở nó có một nét quyến rũ toát ra từ đôi mắt đẫm lệ.
Nhưng tôi trở lại chú ý đến chủ tôi.
Cụ khoanh hai tay đứng trước mặt Garifoli.
Tất cả xảy ra quá nhanh khiến Garifoli ngạc nhiên mất một lúc.
- Thật là nhục nhã! - Cụ Vitalis kêu lên. -Đ úng, thật nhục khi hành hạ trẻ con như vậy!
- Việc gì cụ dây vào? - Garifoli nói..- Việc mà liên quan đến cảnh sát ấy.
- Cảnh sát? - Garifoli kêu lên.
- Phải! - Chủ tôi trả lời không để tay chủ kia làm cho e dè sợ sệt.
- Vitalis, nghe này, - Thằng cha đó bình tĩnh lại nói với một giọng chế giễu. - đừng có dọa tôi là sẽ tuôn chuyện ra, bởi vì, về phía tôi, tôi cũng muốn tuôn chuyện ra đây. Nếu như tôi nhắc lại cái điều mà tôi biết, nếu như tôi nói ra chỉ một cái tên thôi thì ai sẽ là người phải lo giấu giếm nỗi nhục nhã của mình nào?
Chủ tôi im không trả lời được.
Nỗi nhục nhã của cụ? Tôi sửng sốt. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên cụ đã nắm tay tôi lôi ra cầu thang.
Cụ Vitalis cứ đi không nói câu gì chừng nào chúng tôi còn ở trong phố đông người nhưng tới một phố nhỏ vắng vẻ, cụ ngồi xuống một cái cột mốc, đưa tay lên trán nhiều lần, ở cụ đó là dấu hiệu của sự lúng túng.
- Nghe theo lòng hào hiệp là tốt, có lẽ thế, cụ nói như nói với chính mình, nhưng vì thế ta ra vỉa hè Paris trong túi không một đồng xu.
Con có đói không?
- Suốt từ lúc cụ cho cháu mẩu bánh mì sáng nay cháu đã ăn gì đâu.
- Thế thì cháu tội nghiệp của ta ơi, tối nay cháu phải nhịn đói mà đi ngủ thôi, nếu như ta biết được ta sẽ ngủ ở đâu!
Lúc này đã về khuya, lạnh càng ngày càng buốt giá, gió bắc thổi về, đêm nay sẽ gay go đây.
Cụ Vitalis run lên. Trời tuy lạnh mà tay cụ nóng bỏng, người cụ co giật từng hồi.
- Cụ ốm rồi! - Tôi nói.
- ông sợ thế thật, đáng lẽ lúc này ông phải có một cái giường ấm, một bữa cơm tối no nê trong một căn buồng có lửa sưởi. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là giấc mơ thôi! Giờ ta sẽ làm thế này nhé: Khi nào ta gặp cảnh sát ta sẽ để họ đưa về đồn vậy. ông rất muốn tránh điều đó, nhưng ông không muốn để con chết rét, con ơi, hãy can đảm lên.
Cụ Vitalis đi rất vất vả, thở to và hổn hển như người đang chạy. Tôi hỏi cụ, cụ không trả lời và lấy bàn tay ra hiệu là cụ không nói được.
Chúng tôi cứ đi giữa những bức tường mà trên cao treo lủng lẳng đây đó một ngọn đèn đêm, ngọn đèn đung đưa với tiếng kêu của sắt cũ..Cụ Vitalis dừng lại, hết hơi.
- ông phải nghỉ thôi, không đi được nữa. -Cụ nói.
Một cái cửa ra vào mở vào một hàng giậu và bên trên hàng giậu đó dựng một đống phân chuồng to, gió thổi làm khô lớp rơm phủ trên cùng của đống phân và làm tung khá nhiều rơm rạ trên mặt phố ngay chân đống phân chuồng.
- ông sẽ ngồi đây thôi. - Cụ nói.
Cụ ra hiệu cho tôi thu thập chỗ rơm lại, rồi ngã phịch trên lớp rơm rác ấy đúng hơn là ngồi xuống đó; răng cụ va vào nhau lập cập và cả người cụ run lên.
Khi tôi đã vun vén tất cả chỗ rơm thu thập được, tôi tới ngồi bên cụ Vitalis.
- áp chặt người vào ông, cụ nói, và đặt Capi lên trên mình cháu, nó sẽ truyền cho cháu một chút hơi ấm.
Cụ có vẻ mệt đến rã rời.
Liệu cụ có ý thức được tình trạng của mình không? Điều đó tôi không bao giờ biết. Nhưng lúc tôi thu rơm vào mình và áp sát mình vào thân cụ, tôi cảm thấy cụ cúi xuống mặt tôi và cụ hôn tôi.
Thường khi trời quá lạnh có thể làm người ta tê cóng và sững sờ đến mê đi nếu ở ngoài trời.
Trường hợp của chúng tôi là như vậy.
Vừa thu mình sát vào cụ Vitalis xong thì mắt tôi cứ díp lại. Tôi cố hết sức mở mắt ra nhưng không sao làm nổi, tôi cấu vào cánh tay mình thật mạnh nhưng da tôi không còn cảm giác gì, tôi khó lòng làm mình thấy đau dù chỉ hơi một chút. Tuy nhiên chấn động đó cũng làm tôi còn có được phần nào ý thức. Cụ Vitalis, lưng dựa vào cánh cổng, thở một cách mệt nhọc.
Capi đã ngủ, nằm giữa hai chân tôi, nép mình vào ngực tôi. Trên đầu chúng tôi gió vẫn thổi ào ào. Trong phố không có một ai, ngay bên cạnh chúng tôi, ở xa xa, ở xung quanh chúng tôi, tất cả là một nỗi im lặng chết chóc. Cái im lặng làm tôi hãi hùng. Tôi cảm thấy như mình cũng sắp chết ở đây.
ý nghĩ về cái chết đưa tôi trở về Chavanon.
Tội nghiệp má Barberin! Chết mà không gặp lại má! Rồi tôi nghĩ đến Arthur, đến bà Milligan.
Hai mắt tôi nhắm chặt, tim tôi lạnh cóng, hình như tôi ngất đi.
Tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trên một cái giường, phòng tôi nằm có một ngọn lửa to chiếu sáng..Tôi nhìn quanh.
Tôi không hề biết căn phòng này cũng như những khuôn mặt quanh tôi: một người đàn ông mặc áo vét màu xám và đi đôi guốc màu vàng, ba bốn đứa trẻ trong đó có một đứa bé gái trạc năm, sáu tuổi nhìn chòng chọc vào tôi với đôi mắt ngạc nhiên.
Tôi nhỏm dậy. Mọi người vồn vã quanh tôi.
- Cụ Vitalis đâu? - Tôi hỏi.
- Nó hỏi cha nó đấy. - Một thiếu nữ có lẽ là chị cả của bọn trẻ con nói.
- Đó không phải là cha tôi mà là chủ tôi, vậy cụ đâu? Con Capi đâu?
Cụ Vitalis mà là cha tôi có lẽ họ còn lựa lời nói về cụ với tôi nhưng vì cụ chỉ là chủ tôi nên họ xét thấy cứ đơn giản nói sự thật, và sau đây là những điều họ cho tôi biết.
Khe cửa nơi chúng tôi náu mình là nhà một người làm vườn. Khoảng hai giờ sáng ông ta mở cửa đi chợ thấy chúng tôi nằm đó. Người ta gọi chúng tôi dậy để lấy chỗ cho xe đi nhưng vì chẳng ai trong hai chúng tôi động đậy gì cả, chỉ có Capi sủa lên trả lời, họ nắm cánh tay chúng tôi lay dậy. Chúng tôi chẳng cựa quậy thêm chút nào. Thế là họ nghĩ có chuyện quan trọng đây.
Người ta mang đèn tới, kết quả khám nghiệm cho thấy cụ Vitalis đã chết rét còn tôi thì cũng chẳng hơn mấy tí. Tuy nhiên nhờ có Capi nằm trên ngực tôi nên tôi còn giữ được chút hơi ấm và còn thoi thóp thở. Người ta bèn mang tôi vào trong nhà ông làm vườn, đặt vào trong giường của một đứa con vừa bị lôi dậy. Tôi nằm đó sáu tiếng đồng hồ gần như đã chết, nhưng rồi tuần hoàn được thiết lập lại, thở mạnh lên, và tôi vừa mới tỉnh dậy. Lạnh cóng và tê liệt đến như thế cả về thể xác lẫn trí tuệ, thế nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để hiểu tầm quan trọng của những lời tôi vừa được nghe. Cụ Vitalis đã mất!
Người đàn ông mặc áo vét màu xám, có nghĩa là người làm vườn, đã kể cho tôi nghe câu chuyện này và trong khi ông kể cô bé con có cái nhìn ngỡ ngàng không ngừng đưa mắt nhìn cha. Khi cha cô nói đến chỗ cụ Vitalis chết, cô hiểu tin này là một đòn thế nào đối với tôi, bởi vì cô nhanh chóng dời khỏi góc mình đứng tiến về phía người cha, đặt bàn tay mình lên cánh tay ông còn bàn tay kia chỉ vào tôi đồng thời thốt lên một âm thanh rất lạ không phải tiếng người, nó như một tiếng thở dài êm đềm đầy thương cảm..Lần đầu tiên kể từ khi chia tay với Arthur, tôi cảm thấy một tình cảm tin cậy và âu yếm, chẳng khác gì thời mà má Barberin nhìn tôi trước khi ôm hôn tôi. Cụ Vitalis đã chết, tôi chỉ có một mình thế mà hình như tôi không cô đơn, cứ như thể cụ vẫn còn bên cạnh tôi.
- Phải, con ạ, cô bé Lise của cha. - Người cha cúi xuống cô con gái. - Điều đó làm cho cậu ta khổ thật đấy nhưng đành phải nói sự thật thôi; ta mà không nói cảnh sát cũng sẽ nói.
Và ông tiếp tục kể cho tôi nghe mọi người đã đi báo cảnh sát như thế nào, họ đã mang cụ Vitalis đi ra sao, trong khi tôi được đặt vào giường Alexis, cậu con cả của ông.
- Còn Capi đâu ạ? - Tôi hỏi khi ông ngừng lời.
- Capi?
- Vâng, con chó ấy ạ?
- Nó đi theo cái cáng rồi. - Một trong những đứa trẻ nói. - Nó cứ khe khẽ kêu lên những tiếng kêu thảm thiết.
Tôi quyết định đứng dậy nhưng vừa đứng lên tôi suýt ngã, phải vịn vào một cái ghế dựa.
- Cháu cảm thấy khó chịu ư? - ông làm vườn hỏi tôi giọng thương cảm.
Tôi trả lời quả tôi thấy khó chịu trong người và nếu như mọi người cho phép tôi sẽ ngồi cạnh ngọn lửa một lúc. Nhưng tôi không cần thêm hơi nóng, cái cần là thức ăn kia. Mùi thơm của súp bắp cải bay tới chỗ tôi làm tôi càng yếu lả thêm.
Cô bé con có cái nhìn là lạ mà cha cô gọi là Lise hình như đoán được ý nghĩ của tôi vì đột nhiên cô bỏ đi và ngay sau đó trở lại với một đĩa súp bắp cải. Tôi yếu đến nỗi nói không ra tiếng, tôi lấy tay ra hiệu cảm ơn cô, nhưng ông bố không để tôi còn thì giờ nữa, ông nói:
- Cầm lấy đi, cậu con trai của tôi ạ, Lise cho cậu đúng thứ cần cho đấy và nếu cậu muốn, sau đĩa này sẽ ăn thêm đĩa nữa.
Tôi ngốn hết đĩa súp chỉ trong có vài giây.
Khi tôi đặt chiếc thìa xuống, Lise thốt lên một tiếng kêu hài lòng. Cô cầm lấy chiếc đĩa từ tay tôi đưa cho cha đi lấy thêm rồi cô mang lại cho tôi với một nụ cười.
Cũng như lần đầu, đĩa súp hết chỉ trong một thoáng..- ái chà, cậu bé của tôi, ông làm vườn nói, ăn gọn nhỉ.
Tôi đỏ mặt lên đến tận mang tai nhưng sau một lát, tôi thấy tốt nhất là nên thú thật, tôi bèn trả lời ngày hôm qua tôi không ăn cơm chiều cũng không ăn cơm sáng.
- Còn chủ cháu thì sao?
- Cũng như cháu vậy.
Súp làm tôi khỏe lên, tôi đứng dậy định đi.
- Cháu định đi đâu? - Người cha hỏi.
- Cháu đi tìm cụ Vitalis để nhìn mặt cụ lần cuối.
- Nhưng cháu biết chỗ nào mà tìm? Cháu trọ ở đâu?
- Chúng cháu chưa có chỗ ở vì vừa tới hôm qua.
- Thế cháu làm gì?
- Cháu chơi đàn hác-pơ, hát kiếm sống.
- Tốt nhất cháu nên trở về với cha mẹ.
- Cháu không có cha mẹ.
- Thế thì cũng phải có chú, có dì chứ.
- Không, cháu chẳng có ai cả.
Vừa nói tôi vừa tiến về phía cửa, chiếc đàn hác-pơ đeo trên lưng.
- Cháu không sợ những con đường xa ư?
- Dĩ nhiên cháu thích một cái giường êm, một chốn sưởi ấm.
- Cháu muốn giường êm, sưởi ấm bằng lao động chứ gì? Nếu như cả ngày phải đào đất vất vả cháu có nhận không? Nhưng bảo đảm có bánh mì, tối về có giường ngủ sẵn sàng, cháu ăn đĩa súp mà trong lòng thỏa mãn đã kiếm được nó.
Và cuối cùng, ở đây với chúng tôi cháu sẽ có một gia đình.
Một gia đình!
Tôi sẽ không đơn độc nữa. Mấy cậu con trai kia sẽ là anh em của tôi, cô bé Lise sẽ là em gái tôi.
Trong những giấc mơ trẻ thơ của tôi tôi đã nhiều lần tưởng tượng mình tìm thấy cha và mẹ nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mình có anh có chị có em. Thế mà bây giờ tự nhiên người ta mang lại cho tôi.
Tôi vội bỏ dây đeo đàn xuống khỏi vai.
- Thế là trả lời rồi nhé. - Người cha cười một cái cười thực sự thoải mái. - Cậu con trai của tôi hãy treo đàn vào chiếc đinh này, khi nào không muốn ở với chúng tôi nữa cậu lại lấy nó xuống để mà bay đi..- Cháu chỉ đi ra ngoài một lần này thôi, tôi nói với ông, để đi tìm cụ Vitalis.
- Đúng quá rồi. - Con người trung hậu đó nói.
Ngôi nhà mà chúng tôi ngã khụy trước cửa thuộc vùng Glacière, ông làm vườn ở đó tên là Acquin. Lúc tôi được nhận vào nhà này gia đình gồm có năm người: người cha, Pierre; hai con trai Alexis và Benjamin; hai con gái, étiennette -cô lớn và Lise - cô út.
Lise bị câm nhưng không phải là câm bẩm sinh. ở cô chứng câm không phải là do điếc.
Hai năm đầu cô nói được nhưng về sau, lúc gần bốn tuổi tự nhiên không nói được nữa. Tai nạn này xảy ra sau một trận co giật, may mắn không ảnh hưởng đến trí thông minh của cô bé, cái gì cô cũng hiểu, hơn thế nữa cô còn thể hiện được tất cả mọi điều.
Bà Acquin mất sau khi sinh Lise được một năm, kể từ ngày ấy chị étiennette là mẹ của gia đình. Chị ở nhà cơm nước, khâu vá...
Tôi treo cây đàn hác-pơ lên và chuẩn bị kể cho mọi người nghe chúng tôi đã đột ngột bị lạnh, bị kiệt lực ra sao thì có tiếng cào vào cổng vườn và một tiếng sủa rên xiết.
- Capi rồi! - Tôi đứng ngay lên.
Lise mở cửa và Capi nhảy vọt vào lòng tôi, tôi ôm nó trong tay, nó liếm vào mặt tôi và sủa lên những tiếng mừng rỡ.
Tôi nhìn ông Acquin, ông hiểu tôi ngay.
- Capi sẽ ở đây cùng với cháu.
Con chó hình như hiểu, nó nhảy xuống đất, đưa chân phải lên chỗ trái tim, cúi chào. Trẻ con cười thích thú lắm, nhất là Lise, tôi rất muốn Capi biểu diễn một tiết mục cho bọn trẻ con xem nhưng Capi nhảy lên đầu gối tôi, hôn tôi, rồi lại nhảy xuống đất kéo kéo tay áo vét của tôi.
- Nó muốn cháu đi ra ngoài, nó có lý.
- Để đưa cháu đến chỗ chủ cháu đấy.
Những nhân viên cảnh sát đã mang cụ Vitalis đi nói là họ cần thẩm vấn tôi và họ sẽ trở lại trong ngày. Chờ họ lâu quá.
Thấy tôi lo lắng và đoán ra lý do, người cha đưa tôi đến sở cảnh sát, ở đó người ta hỏi tôi hết câu nọ đến câu kia. Những điều tôi biết rất đơn giản tôi cứ việc kể ra.
- Còn bây giờ thế nào? - ông cẩm hỏi.
Đến đây người cha can thiệp vào câu chuyện..- Chúng tôi sẽ trông nom cháu, nếu các vị giao cháu cho tôi.
Giờ thì trả lời đến vấn đề cụ Vitalis, điều này khá khó đối với tôi vì tôi hầu như không biết gì về cụ cả. Tuy nhiên có một điểm bí ẩn mà lẽ ra tôi có thể nói được: đó là chuyện xảy ra trong lần biểu diễn cuối cùng của chúng tôi khi cụ Vitalis hát hay đến nỗi làm một bà phu nhân phải ngạc nhiên và tán thưởng; lại còn những dọa dẫm của Garifoli, tôi cứ tự hỏi không biết có nên giữ im lặng hay không. Điều mà chủ tôi cẩn thận giữ kín đến như thế về cuộc đời mình liệu có thể để lộ ra sau cái chết của cụ không?
Nhưng một đứa trẻ khó mà giấu nổi ông cẩm cảnh sát cái gì. Cảnh sát là những người có cách thẩm vấn làm bạn thua ngay không thoát nổi. Đó là điều đã xảy đến với tôi.
- Chỉ còn cách dẫn nó đến nhà tay Garifoli này. - ông cẩm nói với một nhân viên cảnh sát.
- Anh sẽ hỏi thằng cha đó.
Cả ba chúng tôi cùng đi: nhân viên cảnh sát, người làm vườn và tôi. Tôi dễ dàng nhận ra căn nhà. Thấy cảnh sát đến, lại nhận ra tôi nữa, Garifoli tái mặt. Tuy nhiên hắn trấn tĩnh ngay khi biết vì sao chúng tôi đến.
Hắn kể tóm lược những điều mình biết:
- Đơn giản thôi. Cụ tên là Carlo Balzani.
Cách đây khoảng ba mươi nhăm bốn mươi năm, ở ý, Carlo là ca sĩ nổi tiếng nhất. Nhưng một ngày kia cụ bị mất giọng, lúc đó, không còn là vua của các ca sĩ nữa, cụ không muốn vinh quang của mình bị giảm sút do mất thanh danh ở những nhà hát không xứng đáng với mình. Cụ đổi tên, trở thành Vitalis. Cụ thử làm rất nhiều nghề nhưng không thành công. Cụ trở thành người làm trò chó. Nhưng dù khốn khổ mấy đi nữa trong cụ vẫn còn lòng tự trọng, cụ sẽ chết vì hổ thẹn nếu công chúng biết rằng con người hiển hách Carlo Balzani đã trở nên cụ Vitalis nghèo túng hiện nay.
Đó là lời giải thích điều bí ẩn đã kích thích trí tò mò của tôi không biết đến bao nhiêu!
Cụ Vitalis đáng phục quá! Giá như có người bảo tôi cụ đã từng làm vua chắc tôi cũng chẳng ngạc nhiên.
Hôm sau người ta sẽ an táng chủ tôi và người cha hứa dẫn tôi đến dự lễ an táng..Nhưng hôm sau tôi vô cùng thất vọng vì không sao dậy được, ban đêm tôi lên cơn sốt nặng. Tôi bị sung huyết phổi.
Chính nhờ trận sung huyết phổi đó mà tôi biết được lòng tốt của gia đình Acquin và đức tận tụy của chị étiennette.
Thầy thuốc bảo phải đưa tôi đi nhà thương.
Như vậy đơn giản nhất. Tuy nhiên người cha không theo lời khuyên này.
- Vì cháu rơi vào cửa nhà tôi, chúng tôi phải giữ cháu.
Bệnh tôi kéo dài và đau đớn, bị đi bị lại nhiều lần nhưng chị étiennette vẫn không hề giảm kiên trì và hy sinh. Rất nhiều đêm phải có người canh tôi, Alexis và Benjamin lần lượt thay nhau ngồi bên giường tôi. Cuối cùng thì thời kỳ dưỡng bệnh cũng đến nhưng phải đợi tới mùa xuân mới ra khỏi nhà được.
Đến lúc ấy Lise đưa tôi đi chơi bên bờ sông Bièvre. Giữa trưa khi mặt trời lên cao nhất, chúng tôi ra đi, tay nắm tay chúng tôi cứ đi thong thả, Capi đi đằng sau.
Trong những cuộc đi chơi của chúng tôi dĩ nhiên Lise không nói gì nhưng chúng tôi không cần đến lời nói. Chúng tôi nhìn nhau và hiểu thấu nhau đến nỗi chính tôi cũng chẳng cần nói với em.
Sau rồi thì sức lực tôi lại trở lại và tôi đã có thể làm vườn. Tôi sốt ruột chờ đợi đến lúc này, vì tôi muốn mau mau làm cho mọi người những gì mà mọi người đã làm cho tôi, tôi muốn làm việc cho họ, đền đáp lại bằng sức lực của tôi những gì họ đã cho tôi. Tôi chưa bao giờ lao động chân tay nhưng hình như tôi lao động được, ít nhất là rất can trường, tôi cứ nhìn mọi người chung quanh mà làm theo.
Đó là mùa mà cây quế trúc bắt đầu được đem tới các chợ Paris cho nên cha Acquin lúc này trồng quế trúc, vườn chúng tôi đầy một giống cây này.
Công việc người ta giao cho tôi gồm có buổi sáng khi sương muối đã tan nhấc các tấm che lên và buổi tối trước khi sương muối xuống thì lại đậy chúng trên cây quế trúc. Ban ngày tôi phải lấy một lớp rơm phủ lên để cây khỏi bị nắng. Công việc kéo dài khá lâu vì có hàng mấy trăm tấm che mỗi ngày phải nhấc lên đặt xuống hai lần và phải trông nom cây.
ở làng tôi, tôi đã trông thấy những người nông dân làm việc nhưng tôi chưa bao giờ có.một ý niệm nào về sự chuyên cần, lòng can đảm và cường độ lao động của những người làm vườn ở ngoại ô Paris. Họ dậy sớm hơn mặt trời mọc nhiều, mặt trời lặn rất lâu rồi mới đi ngủ, đem hết sức mình ra lao động suốt ngày dài đằng đẵng. Tôi cũng đã nhìn thấy người ta trồng trọt trên đất, nhưng cũng lại không có ý niệm nào về việc bằng lao động người ta bắt đất phải sản xuất không nghỉ. ở nhà cha Acquin tôi đã có thầy tốt bạn tốt.
Mặc dầu cuộc sống mới làm tôi rất mệt nhọc nhưng, tôi quen với nó khá mau. Đang tự do đi đây đi đó bây giờ phải giam mình giữa bốn bức tường một căn vườn và suốt từ sáng đến tối phải lao động vất vả, nhưng ở đây tôi đã gặp một thứ mà tôi tưởng đã mất đi vĩnh viễn: cuộc sống gia đình. Tôi có cái giường của mình, có chỗ của mình ở bàn ăn nơi đã tập hợp tất cả chúng tôi lại với nhau.
Chúng tôi cũng có những giờ nghỉ ngơi vui chơi. Chiều chủ nhật, tất cả chúng tôi tụ tập dưới một giàn nho xinh xắn sát ngay nếp nhà; tôi lấy đàn hác-pơ treo trên cái đinh xuống và dạo nhạc cho hai anh em và hai chị em nhảy. Khi họ chán nhảy thì họ bảo tôi hát các tiết mục của tôi cho họ nghe, bài hát về thành phố Napolitaine bao giờ cũng gây cho Lise một hiệu quả không sao cưỡng lại được: cứ hát đến đoạn cuối cùng là mắt em đẫm lệ.
Lúc đó để làm em khuây khỏa tôi chơi một điệu nhạc hề cùng với Capi. Đối với Capi chủ nhật cũng là ngày lễ hội: chủ nhật làm nó liên tưởng lại quá khứ.
Những ngày chủ nhật này cũng là những ngày chủ nhật của cụ Vitalis. Tôi chơi đàn hác-pơ và hát như là đang có mặt cụ. Càng lớn lên tôi càng thêm hiểu cụ đối với tôi có ý nghĩa như thế nào.
Hai năm trời trôi qua như vậy, và vì người cha thường đem tôi cùng đi chợ, đi đến kè bán hoa, đến Madeleine, Château d’Eau hoặc các cửa hàng hoa, dần dần tôi biết Paris.
Tôi đã trông thấy các tòa nhà, đã vào một vài tòa nhà đó, tôi đi dạo dọc theo kè sông, trên các đại lộ, trong vườn Luxembourg, điện Tuiler-ies, đường Champ Sélysées.
Cha Acquin cũng có một bộ sưu tập sách về thảo mộc rất phong phú. Mùa đông đầu tiên của tôi trong gia đình thật là dài, công việc làm vườn chậm lại trong nhiều tháng. Lúc đó để buổi tối.có công có việc, sách được phân phát cho chúng tôi đọc.
Alexis và Benjamin không thừa hưởng được của cha thú học hành, thường tối nào cũng vậy, mới xem được ba bốn trang đã ngủ. Riêng tôi, ít ngủ hơn và tò mò hơn, tôi đọc tới tận giờ đi ngủ mới thôi.
Lise không biết đọc, nhưng thấy tôi đắm chìm trong sách em tò mò muốn biết cái gì đã làm tôi ham thích đến như thế. Em muốn tôi đọc cho em nghe, chỉ cho em xem. Đó là mối quan hệ mới giữa chúng tôi. Tôi dạy em vẽ. Dạy lâu và khó nhưng vui biết mấy khi em chỉ vạch vài nét người ta đã hiểu em muốn vẽ gì! Cha Acquin ôm hôn tôi.
- Được đấy, ông cười nói, sau này Lise sẽ trả nợ cháu.
Sau này có nghĩa khi em nói được vì người ta không từ bỏ việc làm em lại biết nói. Chỉ có điều các bác sĩ nói rằng ngay lúc này chưa thể làm gì được, phải chờ một cơn kích động đã.
Được cha Acquin nhận làm con và bọn trẻ đối xử không khác gì anh em ruột, có lẽ tôi sẽ ở nơi lạnh giá này mãi mãi nếu như không có một thảm họa một lần nữa lại xảy ra làm thay đổi đời tôi.

Chương 8
Gia đình ly tán

Người cha là một trong những người chọn cây khéo nhất Paris; vì thế đến giai đoạn phải thực hiện thao tác tế nhị là chọn cây, có nghĩa là lựa ra những cây quế trúc nở ra hoa kép, ông bận rộn suốt ngày. Thời kỳ đó đối với chúng tôi, đặc biệt với étiennette, là thời kỳ xấu, vì các đồng nghiệp đến thăm nhau không bao giờ không uống đến một lít, có khi ba lít rượu, mỗi lần ông đi thăm hai hay ba người làm vườn khác ông đều trở về nhà mặt đỏ gay, tay run, nói năng ngọng nghịu.
Không bao giờ étiennette đi ngủ trước khi ông về, muộn mấy thì muộn.
Lúc đó, nếu tôi còn thức, hoặc tiếng ông về làm tôi thức giấc, từ phòng tôi tôi nghe tiếng hai cha con trao đổi với nhau.
- Sao con không đi ngủ đi? - Người cha nói.
- Vì con muốn biết cha có cần gì không? - Thấy cha không về ăn tối Lise có nói gì không?
- Nó cứ nhìn vào chỗ cha mãi.
- Em nó đã ngủ chưa?
- Nó mới đi ngủ độ mười lăm phút thôi, nó cứ muốn chờ cha.
Sau một lát im lặng:
- étiennette này, con là cô con gái ngoan, nghe cha bảo đây, ngày mai, cha đến Louisot, cha thề với con sẽ về ăn tối.
Hứa rồi đâu lại vào đấy, ông vẫn không về sớm hơn chút nào một khi đã nhận một ly rượu.
Nhưng không phải thường thường như vậy.
Hơn nữa thời kỳ chọn cây cũng không lâu lắm, hết thời kỳ đó người cha lại không đi ra ngoài nữa.
Cha Acquin, sau mùa quế trúc, trồng hoa cho những ngày lễ lớn vào tháng bảy nhất là vào tháng tám, tháng có ngày lễ Sainte - Marie và Saint - Louis; để phục vụ những ngày đó chúng tôi chuẩn bị hàng nghìn cây cúc sao Trung Quốc, cây vãn anh, cây trúc đào, tất cả những gì khung vườn và nhà kính của chúng tôi chứa nổi. Phải làm sao cho hoa của chúng nở đúng vào những ngày nói trên. Ai cũng biết điều đó đòi hỏi tài năng, vì ai mà làm chủ được thời tiết, được mặt trời! Cha Acquin còn hơn cả bậc thầy về nghệ thuật này.
Mùa hoa của chúng tôi tiên báo là sẽ tuyệt vời, chúng tôi đã ở vào ngày mồng năm tháng tám và toàn bộ các cây hoa của chúng tôi đã đến độ ra hoa. Chúng tôi đã làm việc vô cùng vất vả, không có lấy một giờ nghỉ ngơi kể cả ngày chủ nhật. Tuy nhiên, vì tất cả đã đâu vào đấy, để thưởng công cho chúng tôi, chủ nhật, ngày mồng năm tháng tám hôm ấy chúng tôi được đi ăn tối ở Arcueil tại nhà một người bạn của người cha, Capi cũng được tham dự. Chúng tôi sẽ làm việc cho tới tận ba, bốn giờ chiều hôm đó rồi mới đi.
Thực hiện đúng như thế, vài phút trước bốn giờ, người cha quay chìa trong ổ khóa cửa lớn.
- Cả nhà lên đường nào! - ông vui vẻ nói.
Chúng tôi thảy đều lộng lẫy trong những bộ quần áo đẹp. Thời gian trôi nhanh đến nỗi tôi không nhận ra nữa, tôi chỉ biết là, vào cuối bữa ăn, một người trong bọn chúng tôi có nhận xét là trời đầy mây đen, và vì bàn ăn được dọn ngoài trời dưới một cây cơm cháy to, chúng tôi dễ dàng thấy ngay sắp có bão..- Các con ơi, phải mau mau về, gió mà nổi lên có thể lật nhào các tấm che. Lên đường thôi!
Chúng tôi đều biết các tấm che lắp kính là cả tài sản của những người làm vườn, gió mà đập vỡ kính thì họ sạt nghiệp.
- Cha đi trước đây, người cha nói, Benjamin và cả Alexis nữa, đi theo cha.
Chị étiennette và tôi dắt tay Lise, em theo kịp chúng tôi rất vất vả làm chúng tôi có muốn đi nhanh cũng không được.
Liệu chúng tôi có đến nhà trước cơn bão được không?
Bỗng nhiên mưa đá bắt đầu rơi xuống, lúc đầu chỉ vài viên, sau tới tấp như một trận đá lở thực sự. Chúng tôi phải lao vào trú dưới một cái cổng.
Và thế là chúng tôi thấy một trận mưa đá khủng khiếp nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra được. Chỉ mới một lúc mà mặt phố đã phủ một lớp trắng xóa như giữa mùa đông; những viên đá to bằng trứng chim bồ câu rơi xuống đập ầm ầm vào những nơi mà thỉnh thoảng lại nổ ra tiếng kính vỡ. Tất cả mọi thứ rơi đầy xuống phố, những viên ngói, những mảng lở thạch cao, những viên đá đen nát vụn.
- Trời ôi! Những tấm kính! - Chị étiennette kêu lên.
- Biết đâu cha đến được trước mưa đá thì sao?
- Ngay cả đến được cũng không kịp phủ chiếu rơm lên, thế là toi hết cả rồi. Cha sẽ sạt nghiệp, trời ơi! Cha cần số tiền đó biết bao nhiêu!
Tôi muốn hỏi chị étiennette, nhưng chúng tôi hầu như không nghe thấy tiếng nhau, hơn nữa, chị nhìn mưa đá rơi với bộ mặt sầu não như người nhìn nhà mình bị cháy vậy.
Trận mưa đá khủng khiếp kéo dài độ năm sáu phút rồi đột ngột ngừng lại như lúc nó bắt đầu; mây bay về Paris và chúng tôi có thể đi được. Trong phố các viên đá lăn lông lốc như những viên cuội ở biển, chúng tạo thành một lớp dày đến nỗi ngập mắt cá chân.
Chúng tôi mau chóng về tới nhà: cửa lớn vẫn để ngỏ; chúng tôi vội bước vào vườn.
Quang cảnh mới hãi hùng làm sao! Tất cả đều bị đập vỡ tan tành, căn vườn ban sáng đẹp là thế nay không còn lại một chút gì.
Người cha đâu? Chúng tôi đi tìm ông nhưng không thấy ông đâu, đến nhà kính, nơi mà không một miếng kính nào còn nguyên vẹn, chúng tôi.thấy ông quỵ người trên một chiếc ghế đẩu giữa đống đổ nát đầy mặt đất, Alexis và Benjamin đứng im cạnh ông.
- ôi! Các con yêu quý của cha! - Thấy chúng tôi đến gần, ông ngẩng đầu lên.
Rồi ông ôm Lise trong tay mà khóc.
Ngay sau đó tôi được biết qua chị étiennette và hai cậu con trai vì sao mà người cha thất vọng đến thế. ông mua căn vườn này đã mười năm và tự xây lấy ngôi nhà. Người chủ bán đất cho vay tiền mua các vật dụng cần cho nghề trồng hoa của ông. Toàn bộ tiền sẽ trả trong mười lăm năm, mỗi năm trả một lần. Cho tới giai đoạn đó, người cha đã trả được đều đặn nhờ lao động khó nhọc và chịu thiếu thốn. Các đợt trả tiền càng thiết yếu khi mà chủ nợ chỉ chờ cơ hội, có nghĩa một đợt trả chậm nào đó để lấy lại đất, nhà và mọi vật liệu mà lại vẫn giữ, tất nhiên, số tiền đã thu mười năm trước. Đó là cách lão ta đầu tư, lão hy vọng trong mười lăm năm thế nào chẳng có ngày người cha không trả nổi cho nên lão mới liều đầu tư như thế.
Ngày đó cuối cùng đã đến do mưa đá. Bây giờ sẽ xảy ra chuyện gì đây?
Chúng tôi không phải phân vân lâu, chỉ một ngày sau hạn trả tiền hàng năm mà lẽ ra người cha đã trả bằng tiền bán cây, chúng tôi thấy một ông mặc quần áo đen đi vào nhà đưa cho chúng tôi một tờ giấy có dán tem trên đó viết vài chữ trong một dòng để trống.
Đó là ông mõ tòa.
Và kể từ ngày ấy ông ta cứ đến luôn luôn đến nỗi cuối cùng thuộc tên chúng tôi.
- Chào Rémi, ông ta nói, chào Alexis; cô khỏe chứ cô étiennette?
Và ông ta đưa cho chúng tôi tờ giấy dán tem.
Người cha chạy khắp thành phố. ông đi đâu?
Có lẽ đến tòa án chăng? Chỉ nghĩ đến đó tôi đã cảm thấy sợ hãi. Cụ Vitalis cũng đã phải ra tòa, và kết quả thế nào tôi đã rõ.
Đối với người cha thì kết quả phải chờ lâu hơn. Một phần mùa đông trôi qua như thế. Và dĩ nhiên là chúng tôi không thể sửa chữa nhà kính và lắp kính lại.
Chúng tôi trồng rau và các loại hoa không phải che chắn, tuy không có lời lắm nhưng cũng gọi là có công việc.
Một buổi tối, người cha trở về ủ rũ hơn mọi khi.
- Các con ơi, ông nói, hết rồi..Tôi định ra ngoài, tôi biết ông sắp nói một điều gì quan trọng mà có lẽ tôi không nên nghe.
Nhưng bằng một cử chỉ, ông giữ tôi lại.
- Con chẳng phải người trong gia đình hay sao? Các con ơi, cha sắp từ bỏ các con rồi.
Một tiếng kêu đau đớn thốt lên.
Lise nhảy vào vòng tay ông vừa ôm hôn ông vừa khóc.
- ồ! Chẳng lẽ các con nghĩ cha cố tình bỏ những đứa con ngoan như thế này hay sao?
Nhưng cha bị kết tội không trả nổi tiền, vì cha không có tiền họ sẽ bán tất cả những thứ này đi, nhưng cũng không đủ cho nên người ta bắt cha đi tù năm năm. Trong thời gian ấy các con sẽ ra sao?
Mọi người im lặng.
- Rémi sẽ viết thư cho người em của cha là cô Catherine Suriot ở Dreuzy, giải thích cho cô rõ tình hình và mời cô đến đây; với Catherine, ta sẽ quyết định.
Lần đầu tiên tôi viết một bức thư, thật là một sự bắt đầu ác nghiệt.
Dầu sao, chúng tôi vẫn hy vọng. Cô Catherine sẽ đến, điều đó cũng là đủ đối với những đứa trẻ như chúng tôi.
Tuy nhiên cô đến không nhanh như chúng tôi tưởng, và lính gác bên thương mại, tức là những người đi bắt các con nợ, đến trước cô.
Người cha đang định đi ra ngoài thì chạm trán họ, lúc đó có tôi đi cùng. Chỉ trong một giây họ vây lấy chúng tôi. ông tái xanh đi như bị choáng váng và bằng một giọng yếu ớt xin được ôm hôn các con.
- Đừng có khổ não quá ông bạn dũng cảm ạ, một trong những người lính gác nói, đi tù nợ không đến nỗi kinh khủng lắm đâu.
Tôi đi tìm mấy anh em trai trong vườn.
Khi chúng tôi trở lại, người cha đang bế Lise trong tay, em khóc sướt mướt.
Một trong những người lính gác thì thầm vào tai ông cái gì đó tôi nghe không rõ.
- Phải, người cha nói, ông nói đúng, phải thế thôi.
Rồi đột ngột đứng lên, ông đặt Lise xuống đất, nhưng em cứ bấu chặt lấy ông không rời bàn tay ông ra..ạng ôm hôn étiennette, Alexis và Benjamin.
Tôi đứng trong một góc, mắt mờ đi vì nước mắt.
Ông gọi tôi:
- Còn con, Rémi, con không đến ôm hôn cha ư? Con không phải là con của cha sao?
Chúng tôi cuống cuồng cả lên.
- Các con cứ đứng đấy, người cha nói, cha ra lệnh đấy.
Và ông vội vàng rời bỏ chúng tôi sau khi đặt bàn tay Lise vào tay chị étiennette.
Chúng tôi sững sờ đứng giữa bếp, ai cũng khóc. Chúng tôi vẫn biết thế nào cũng có ngày này, nhưng chúng tôi đều nghĩ cô Catherine lúc đó sẽ có mặt.
Nhưng cô Catherine chưa đến. Cô đến sau khi người cha đi khỏi độ một giờ và thấy tất cả chúng tôi im lặng ở trong bếp không ai nói với ai một lời. Người mà cho đến lúc ấy vẫn nâng đỡ tinh thần chúng tôi đến lượt mình cũng phải quỵ: chị étiennette, xưa nay vốn can đảm là thế, nay cũng yếu đuối như chúng tôi.
Cô Catherine là một người đàn bà cương nghị, đã từng làm vú nuôi ở Paris mười năm, cô hiểu những khó khăn ở đời này. Chúng tôi nhẹ hẳn người khi được nghe cô ra lệnh, được vâng lời cô.
Đối với một người đàn bà nông thôn không của cải gì, phải gánh vác một trách nhiệm như vậy thật là nặng nề.
Cha của một đứa bé cô nuôi trước kia làm công chứng viên, cô đến hỏi ý kiến ông này và theo lời khuyên của ông, số phận chúng tôi được định đoạt. Rồi cô đến nhà tù để nhất trí với người cha, tám ngày sau khi đến Paris, cô cho chúng tôi biết quyết định này như thế nào.
Vì chúng tôi còn nhỏ quá để tự đi làm nên mỗi một người sẽ đến ở với chú hoặc cô sẵn sàng nhận đứa cháu: Lise ở với cô Catherine ở Morvan, Alexis ở nhà một người chú ở Varses, Ben-jamin ở nhà một ông chú khác làm vườn ở Saint - Quentin, chị étiennette ở nhà một người cô ở Esnandes.
Tôi nghe những sự xếp đặt đó, chờ đến lượt mình.
Nhưng vì cô Catherine không nói gì thêm, tôi bèn tiến lên hỏi:
- Còn cháu thì sao ạ?
- Cháu ư? Cháu có phải trong gia đình đâu!.- Cháu làm việc cho gia đình.
- Nhưng cháu không phải người trong gia đình.
- Có chứ, có chứ, anh ấy là người trong gia đình. - Tất cả đều nói.
Lise tiến tới trước mặt người cô, hai tay chắp lại, cử chỉ đó còn nói lên nhiều hơn những lời nói dài dòng.
- Cháu bé nhỏ tội nghiệp ơi, cô Catherine nói, cô hiểu cháu lắm, nhưng ở đời này không phải việc gì người ta muốn đều có thể làm được, chỉ riêng cho gia đình không thôi miếng bánh đã quá nhỏ rồi.
Tôi cảm thấy không làm gì hơn được. Điều cô Catherine nói chỉ quá đúng mà thôi.
Cô Catherine cho chúng tôi biết ngày mai sẽ chia tay rồi cô cho chúng tôi đi ngủ.
Vừa vào đến phòng tất cả mọi người đều vây quanh tôi, Lise sà vào tôi mà khóc. Tôi hiểu rằng tuy ai nấy đều buồn vì phải xa cách nhau họ vẫn nghĩ đến tôi, phàn nàn cho tôi, tôi cảm thấy mình đúng là anh em ruột của họ.
- Các anh chị nghe em nói này, tôi bảo họ, em thấy rõ là các anh chị coi em như người trong gia đình vậy.
- Đúng thế, bao giờ em cũng là em, anh ruột của chúng tôi. - Họ nói.
- Được, thế thì em sẽ tỏ ra cho các anh chị thấy em là em, anh ruột của mọi người. Em sẽ lại lấy tấm da cừu và cây đàn hác-pơ xuống, em sẽ đi từ Saint - Quentin tới Varses, từ Varses tới Esnandes, từ Esnandes đến Dreuzy, em sẽ thăm lần lượt tất cả các anh chị. Em vẫn còn nhớ các bài hát, các điệu nhạc nhảy, em sẽ tự kiếm sống.
Trên nét mặt mọi người thấy rõ sự hài lòng:
tôi biết ý nghĩ của tôi cũng là khát vọng của mỗi người.
Chúng tôi cứ nói về dự định đó mãi. Rồi chị étiennette muốn chúng tôi vào giường, nhưng nào có ai ngủ được đêm hôm ấy.
Ngay từ sáng sớm, Lise đã đưa tôi ra vườn và làm tôi hiểu rằng em muốn tôi tới thăm những người khác trước em để em biết được tin tức của tất cả mọi người.
Họ phải ra đi lúc tám giờ sáng, cô Catherine đã thuê một chiếc xe ngựa để trước tiên đưa mọi người vào nhà tù ôm hôn ông bố sau đó đem theo bọc hành lý của từng người một ra ga..Tới bảy giờ đến lượt chị étiennette đưa tôi ra vườn.
- Chị muốn để lại cho em một kỷ niệm, đó là bộ đồ của người nội trợ; em sẽ thấy kim, chỉ, kéo, những thứ mà em cần đấy.
Trong khi chị étiennette nói chuyện với tôi thì Alexis cứ quẩn quanh ở chỗ chúng tôi. Chị vào nhà xong thì Alexis lại gần tôi.
- Anh có hai đồng một trăm xu, Alexis nói, em nhận một đồng thì anh sẽ rất vui lòng.
Trong năm chúng tôi, Alexis là người duy nhất có ý thức về tiền, chúng tôi vẫn thường chế nhạo thói hà tiện của anh, anh luôn thu thập và vô cùng thích thú các đồng tiền mới. Việc anh cho tôi tiền làm tôi xúc động quá, tôi muốn từ chối nhưng anh cứ ép tôi phải nhận. Qua đó phải thấy là tình cảm của anh đối với tôi thật mạnh mẽ.
Benjamin cũng không quên tôi; anh cho tôi một con dao đổi lấy một xu "bởi vì dao là thứ cắt đứt tình bạn".
Thời gian trôi nhanh quá.
Đến lúc nghe tiếng xe ngựa lại gần, Lise bèn từ phòng cô Catherine bước ra và ra hiệu cho tôi theo em. Trong vườn chúng tôi có một cây hoa hồng Băng-gan ở một góc hẻo lánh. Lise đi về phía cái cây, cắt một cành hồng rồi chia cành hồng đó làm hai nhánh, mỗi bên có một nụ hoa hàm tiếu, đưa cho tôi một nhánh.
A! Tiếng nói của đôi môi thật chẳng nghĩa lý gì so với tiếng nói của đôi mắt! So với cái nhìn thì lời nói thật lạnh nhạt và trống rỗng biết bao!
- Lise! Lise! - Người cô gọi.
Các bọc quần áo đã đem lên xe cả rồi.
Tôi cầm lấy cây đàn, gọi Capi, nó nhảy lên vì mừng rỡ, hiểu rằng chúng tôi lại lên đường.
Giờ phút chia tay đã đến. Cô Catherine rút ngắn giờ phút đó lại.
- ạm hôn cha hộ em với nhé! - Tôi kêu lên...
Một tiếng nức nở làm giọng tôi nghẹn lại.
Xe ngựa đi mất.
Thế là hết.
Một người láng giềng chịu trách nhiệm đóng cửa căn nhà, ông ta làm tôi tỉnh nỗi sững sờ:
- Cháu không ở lại đây ư? - ông ta hỏi.
- Không ạ, cháu đi..- Đi đâu?
- Cháu cứ thẳng trước mặt mà đi thôi.
Có lẽ ông làm một động tác vì tình thương, bởi vì ông chìa tay cho tôi:
- Nếu cháu muốn ở lại đây, ông nói, thì bác sẽ giữ cháu nhưng không có lương.
Tôi cảm ơn ông. ông bỏ đi. Thế là cửa đóng lại.
Tôi đeo dây đàn lên vai.
- Đi nào, Capi!
Capi nhảy lên trước mặt tôi sủa vang.
Mặt trời đã lên cao ở chân trời, trời trong vắt và ấm áp.
Một cuộc đời mới mở ra trước mặt tôi.
Tôi chỉ là một đứa trẻ mà đã là chủ mình!
Hỡi ôi! Hoàn cảnh tôi thật đáng buồn.
Mặc dầu còn nhỏ tôi đã phải chịu nhiều bất hạnh để trở nên thận trọng và khôn ngoan hơn những đứa trẻ bình thường ở tuổi tôi, đó là một lợi thế mà tôi đã phải trả bằng một giá đắt.
Vì vậy, trước khi lao mình vào con đường mở ra trước mặt tôi, tôi muốn đi thăm con người mà trong những năm cuối cùng này đã như một người cha đối với tôi, nếu như cô Catherine không đem tôi theo cùng các con ông để tôi từ biệt ông thì tôi sẽ đi một mình đến ôm hôn ông vậy.
Chưa bao giờ tới nhà tù nợ nhưng thời gian gần đây tôi đã nghe nói đến nó khá nhiều nên chắc chắn là có thể tìm được. Buộc Capi vào một sợi dây thừng, tôi dắt nó đi đến nhà tù Clichy.
Tôi ngừng lại một lúc trước khi dám vào tưởng như mình vào đó sẽ bị bắt giữ. Tôi vẫn hình dung ra khỏi nhà tù rất khó nhưng tôi không biết muốn vào cũng chẳng dễ dàng gì.
Cuối cùng, không chịu để người ta không cho mình vào, đuổi mình về, tôi đã gặp được người tôi muốn gặp.
Người ta đưa tôi vào một hành lang không thanh chắn, không chấn song sắt như tôi đã nghĩ và ngay sau đó người cha đi ra không bị xích xiềng gì cả.
- Cha đang chờ con đây Rémi ạ, ông bảo tôi, cha đã mắng Catherine không đưa con tới.
Trẻ con nói với cha là con trở lại nghề hát. Con đã quên mình suýt chết vì đói và rét ở cửa nhà ta rồi chăng?
Nếu tôi từ bỏ cuộc đời đó thì chỉ còn một cách là ở cố định một chỗ nào. Nhưng làm vậy.sẽ thất hứa với chị étiennette, Alexis, Benjamin và Lise. Thực tế chị étiennette, Alexis và Benjamin chẳng cần nhờ tôi, họ có thể viết thư cho nhau; nhưng Lise, em không biết viết, cô Catherine cũng vậy, nếu tôi bỏ Lise, em sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi.
Em sẽ nghĩ về tôi thế nào?
- Thế chẳng lẽ cha không muốn con cho cha biết tin tức của các anh chị em con hay sao? -Tôi nói.
- Chúng có nói với cha về chuyện đó, nhưng không phải chỉ vì nghĩ đến mình mà cha muốn con từ bỏ cuộc đời người hát rong.
- Chính vì vậy đấy cha ạ, nếu con từ bỏ cam kết mà con đã hứa thì điều đó có nghĩa con không nghĩ đến Lise.
Ông nhìn tôi rất lâu rồi đột nhiên nắm lấy hai bàn tay tôi:
- Con trai của cha, cha sẽ ôm hôn con vì lời nói đó; con là một đứa trẻ có tâm.
Chỉ có hai chúng tôi ở trong hành lang, chúng tôi ngồi bên nhau trên một chiếc ghế dài, tôi lao vào tay ông.
- Cha chỉ muốn nói với con một lời này nữa thôi, người cha nói tiếp: - thôi đành nhờ Trời!
Và cả hai chúng tôi ngồi im lặng một lúc, nhưng thời gian đã hết, đã tới lúc chúng tôi phải chia tay.
Bỗng nhiên, ông lục túi áo gi-lê lôi ra một chiếc đồng hồ quả quýt to, có dây da buộc vào khuyết áo.
- Chẳng nhẽ ta chia tay nhau mà con lại không mang theo một kỷ vật nào của cha? Đây là chiếc đồng hồ của cha. Cha cho con. Nó chẳng có giá trị gì lớn lắm, nếu đáng giá, cha đã bán đi rồi. Nó chạy không được tốt, thỉnh thoảng lại phải lấy ngón tay đẩy. Nhưng cuối cùng thì lúc này cha chỉ còn có thế.
Nói xong ông đặt chiếc đồng hồ vào tay tôi, rồi thấy tôi có vẻ muốn từ chối một món quà tặng quý đến thế, ông buồn bã nói thêm:
- ở đây cha không cần xem giờ, thời gian chỉ trôi quá chậm mà thôi. Vĩnh biệt con, Rémi bé nhỏ của cha.
Và ông cầm tay tôi dắt ra cửa. Tôi cảm động khôn xiết.
Tôi đứng trên phố khá lâu, rất lâu là khác, không biết nên đi sang trái hay sang phải và có lẽ tôi còn đứng như thế cho đến đêm nếu như.tay tôi không bất ngờ chạm vào một vật tròn cứng.
Một cách máy móc và cũng không hiểu mình làm gì, tôi sờ vào nó: hóa ra cái đồng hồ của tôi.
Đúng giữa trưa.
Capi kéo ống quần tôi. Nó sủa lên vui mừng.
- Mày muốn gì, Capi?
Nó nhìn tôi, chờ đợi mấy phút, vươn người lên đặt chân vào cái túi có chiếc đồng hồ. Nó muốn xem giờ để nói với "cử tọa đáng kính" như thời làm việc cùng cụ Vitalis.
Tôi cho nó xem; nó nhìn khá lâu như cố nhớ lại, rồi bắt đầu vẫy đuôi, sủa lên mười hai tiếng. Thế là nó vẫn không quên. A! Chúng tôi sẽ kiếm được tiền với cái đồng hồ này đây! Thêm một điều tôi không tính đến.
Vì chuyện này diễn ra giữa phố ngay cửa nhà tù, có nhiều người đứng lại tò mò nhìn chúng tôi. Giá mà dám thì tôi đã chơi ngay một buổi biểu diễn nhưng vì sợ cảnh sát nên tôi thôi.
Nghề của tôi lúc này cần nhất là một cái bản đồ nước Pháp, tôi biết người ta bán nó dưới kè sông, tôi quyết định mua một cái. Tôi đi về phía kè.
Tới nhà thờ Saint - Médard, hình như tôi nhận ra đứa trẻ đang đứng dựa vào tường nhà thờ, đứa trẻ kỳ lạ mà tôi đã nhìn thấy ở nhà Garifoli, vẫn đôi mắt ướt ấy, vẫn vẻ dịu dàng nhẫn nhục ấy.
Tôi lại gần, nó nhận ra tôi.
- Có phải anh, nó nói, đến nhà Garifoli cùng với cụ già râu bạc trước hôm tôi vào bệnh viện không nhỉ?
- Tôi đấy. Garifoli vẫn là chủ anh à?
- Người ta đã bắt hắn rồi vì hắn đánh một đứa trẻ nhiều quá đến nỗi nó chết.
Lần đầu tiên tôi thấy nhà tù có ích.
- Bọn trẻ con thì sao? - Tôi hỏi.
- à! Tôi có biết gì đâu. Tôi vào bệnh viện vì thằng cha Garifoli đối xử với tôi tệ quá đến nỗi tôi ốm. ở bệnh viện ra tôi về lại chỗ Garifoli thì chẳng còn ai, một người hàng xóm kể lại cho tôi nghe những điều tôi vừa nói với anh. Thành ra tôi mới ở đây, không biết đi đâu, không biết làm gì..Tôi không giàu có gì nhưng tôi đủ để làm cho thằng bé này không đến nỗi chết đói. Tôi chạy đến cửa hàng bánh mì rồi quay về đưa nó một cái bánh mì tròn. Nó vồ lấy nhai ngấu nghiến.
- Còn bây giờ anh định làm gì? - Tôi hỏi nó.
- Tôi không biết. Tôi đang định bán cây vĩ cầm đi, lẽ ra tôi đã bán rồi nếu như việc xa nó không làm cho tôi buồn bã quá. Cây vĩ cầm này là niềm vui, niềm an ủi của tôi, những lúc buồn tôi tìm một chỗ có thể đứng một mình được rồi kéo đàn cho bản thân mình, lúc ấy tôi nhìn thấy tất cả những thứ đẹp đẽ ở trên trời, còn đẹp hơn cả trong mơ nữa.
- Thế sao anh không kéo đàn trong phố?
- Tôi đã chơi đàn trong phố rồi đấy chứ, nhưng chẳng ai cho tiền cả. Còn anh thì sao?
Anh làm gì?
Không hiểu tình cảm khoe khoang trẻ thơ nào đã gây cảm hứng cho tôi:
- Tôi là chủ gánh hát. - Tôi nói.
- ồ! Thế anh có cho tôi nhập vào gánh được không? Tên tôi là Mattia. - Thằng bé nói.
- Nhưng cả gánh hát của tôi chỉ có thế này.
- Tôi chỉ vào Capi.
- Cần gì! Ta có hai người. ôi! Xin anh, đừng bỏ rơi tôi, tôi sẽ ra sao? Tôi làm việc được, chơi vĩ cầm được, làm trật khớp được, nhảy dây được, chui qua vòng được, hát được; anh muốn gì tôi làm nấy! Tôi không yêu cầu tiền, chỉ mong có cái ăn. Tôi mà làm tồi anh cứ việc đánh tôi, chỉ xin anh có một điều: đừng đánh tôi vào đầu.
Nghe Mattia tội nghiệp nói vậy tôi muốn khóc.
- Được. - Tôi bảo nó.
Nó lập tức cầm lấy bàn tay tôi hôn lên đó:
nước mắt tôi dâng lên.
- Đi theo tôi, như một người bạn ấy! - Tôi bảo.
Và xóc lại chiếc dây đeo đàn hác-pơ trên vai:
- Tiến lên!
Chỉ một khắc đồng hồ sau chúng tôi ra khỏi Paris.
Gió hanh tháng ba làm đường khô ráo, trên đất cứng đi bộ dễ dàng. Khí trời dịu, mặt trời rực rỡ trên bầu trời không mây..Thật khác biệt biết bao so với cái ngày tuyết rơi mà tôi vào Paris nơi tôi khát khao bao lâu như một vùng đất hứa!
Cuộc du hành của chúng tôi khởi đầu thật đẹp, tôi sải bước trên con đường vang tiếng bước chân với đầy niềm tin. Capi, được tháo dây buộc, chạy quanh chúng tôi, bất cứ cái gì và chẳng làm sao cũng sủa. Có lẽ nó chỉ vì thích mà sủa.
Bên cạnh tôi Mattia đi không nói năng gì, tôi cũng im lặng.
Tôi đã hứa với Lise đi gặp hai anh của em và chị étiennette trước em, nhưng tôi không cam kết sẽ thăm ai đầu tiên: Benjamin, Alexis hay chị étiennette? Tôi đến thăm ai trước tiên sẽ do tôi chọn, nghĩa là tôi có thể đi Cévennes, Charente hoặc Picardie.
Vì tôi ra khỏi Paris về phía nam, tôi chỉ còn chọn hoặc Alexis hoặc chị étiennette.
Một trong những lý do làm tôi muốn đi xuống phía nam trước, đó là vì mong gặp má Barberin.
Nếu như đã từ lâu tôi không nói tới má, không có nghĩa có thể kết luận là tôi đã quên má. Cũng không nên tưởng rằng tôi là kẻ vô ơn đã không viết thư cho má.
Biết bao lần tôi đã định viết cho má để bảo với má như thế này: "Con luôn nghĩ đến má và yêu má với cả tấm lòng con". Nhưng, một phần vì má không biết đọc, phần khác, nỗi sợ lão Bar-berin kìm tay tôi lại. Nếu Barberin nhờ thư tôi mà biết tôi ở đâu, hắn có đòi lại tôi chăng? Rồi lại đem bán tôi đi lần nữa chăng? Có lẽ lão có quyền làm việc đó. Nghĩ đến đó thà tôi bị má Barberin buộc tội là vô ơn còn hơn vô phúc lại rơi vào quyền hành của lão Barberin.
Nhưng bây giờ khi mà tôi muốn đi đâu thì đi, tôi có thể gặp lại má lắm chứ. Hơn nữa, vì đã thu nhận Mattia vào "gánh hát" của tôi, tôi thấy vấn đề này cũng dễ thôi. Tôi có thể cử Mattia vào trước, tôi khôn ngoan lùi lại sau. Nó sẽ lấy cớ gì đó vào nhà má Barberin; nếu má có một mình, nó sẽ kể sự thực cho má nghe rồi ra báo cho tôi biết, tôi sẽ vào căn nhà nơi trôi qua tuổi ấu thơ của tôi để sà vào vòng tay bà vú nuôi, còn nếu như lão Barberin đang ở nhà thì Mattia sẽ đề nghị má Barberin đến một chỗ đã hẹn trước để tôi được ôm hôn má.
Vừa đi tôi vừa xây dựng cả một kế hoạch như vậy. Lúc này chúng tôi đang ở giữa chốn đồng quê chúng tôi có thể nghỉ chân một lúc..Tôi bảo Mattia:
- Nếu anh muốn, chúng ta sẽ nghỉ một chút.
- Vâng nhưng tôi muốn xin anh xưng hô cậu, tớ với tôi.
- Tôi muốn thế lắm.
Thế là nó cười, một cái cười chân thành dịu dàng giơ hết cả răng ra, bộ răng trắng ngà trên khuôn mặt rám nắng.
Tôi lấy bản đồ ra trải trên cỏ. Tôi định hướng khá lâu, cuối cùng vạch ra hành trình của mình như sau: Corbeil, Fontainebleau, Montargis, Gien, Bourges, Saint - Amand, Montlucon. Có thể tới Chavanon được và nếu gặp chút may mắn thì dọc đường chúng tôi sẽ không chết đói.
Trong khi tôi nghiên cứu bản đồ, Mattia quan sát tôi một cách chăm chú.
- Cậu biết đọc ư?
- Có chứ. Thế còn cậu, cậu không biết đọc à?
- Không.
- Thế có muốn học không?
- ồ! Có chứ.
- Được, thế thì tớ sẽ dạy cậu.
Mở cái túi ra tôi bỗng có ý nghĩ xem thử ở trong có những thứ gì. Tôi bèn bày cả ra trên cỏ. Tôi có ba áo sơ mi bằng vải toan, ba đôi tất, năm khăn tay, tất cả đều còn rất mới, và một đôi giày đã bắt đầu cũ.
Mattia lóa mắt.
- Còn cậu, cậu có những gì nào? - Tôi hỏi nó.
- Cây đàn và bộ quần áo mặc trên người.
- Được! - Tôi nói. - Ta sẽ chia ra, vì ta là bạn mà: cậu sẽ có hai áo sơ mi, hai đôi tất, ba khăn tay, có điều là mỗi đứa sẽ đeo cái túi trong một giờ đồng hồ.
Mattia muốn từ chối phần đầu của lời đề nghị, nhưng tôi đã có thói quen chỉ huy, tôi không cho nó cãi lại.
Tôi bày cái túi nội trợ mà chị étiennette cho tôi trên mấy chiếc áo sơ mi, cả cái hộp trong đựng bông hoa hồng của Lise nữa. Mattia muốn mở cái hộp ra nhưng tôi không cho phép, tôi cất cái hộp đó vào túi.
- Nếu cậu muốn làm vui lòng tớ, tôi bảo nó, thì đừng bao giờ mở cái hộp này ra. Đó là một quà tặng.
Từ khi trở lại khoác tấm da cừu và khoác cây đàn hác-pơ, có một điều làm tôi khá lúng túng, đó là chiếc quần của tôi. Nghệ sĩ không.mặc quần dài. Để xuất hiện trước công chúng phải mặc quần cụt, đi tất trên có buộc chéo những sợi ruy-băng.
Tôi bèn mở cái túi nội trợ của chị étiennette ra, cầm lấy cái kéo.
- Trong khi tớ sửa cái quần, tôi bảo Mattia, cậu cho tớ biết tài nghệ chơi vĩ cầm của cậu nào.
Nó cầm lấy đàn và bắt đầu chơi.
Trong thời gian đó tôi dũng cảm đưa mũi kéo vào cắt quần.
Thoạt đầu tôi vừa cắt quần vừa nghe Mattia, sau rồi chẳng mấy chốc tôi dừng hẳn lại dỏng tai lên nghe: Mattia chơi vĩ cầm chẳng kém gì cụ Vitalis.
Tôi vừa vỗ tay vừa hỏi nó:
- Ai dạy cậu đàn thế?
- Mỗi người một tí, chủ yếu tự học trong khi làm việc. Tớ chơi những gì nghe được ở người khác.
Đến lượt tôi, tôi cũng muốn tỏ cho Mattia biết mình cũng là một tay chơi nhạc không tồi:
cầm lấy đàn hác-pơ tôi hát một khúc mà tôi yêu thích.
Thế là, như giữa những nghệ sĩ với nhau, Mattia đáp lại lời ca của tôi bằng những cái vỗ tay.
Nhưng, sau khi chơi nhạc cho vui cũng phải nghĩ đến chơi nhạc để có cơm chiều, có chỗ ngủ nữa chứ. Chúng tôi lại lên đường.
- Cậu dạy tớ bài hát của cậu đi, Mattia nói, ta sẽ cùng hát, tớ nghĩ chẳng bao lâu tớ sẽ đệm vĩ cầm được, như thế rất hay.
Sau Villejuif, chúng tôi đến một ngôi làng nọ. Khi qua cổng một cái trại chúng tôi thấy trong sân đầy người: đang có đám cưới.
Tôi chợt có ý nghĩ họ cần có người chơi đàn để nhảy, thế là tôi bước vào, theo sau là Mattia và Capi. Tay ngả mũ chào thật cung kính, tôi đề nghị với người đầu tiên gặp trên đường vào.
Đó là một chàng thanh niên to lớn có vẻ dễ chịu, tính tình điềm đạm.
- Này, các vị ơi, anh ta gọi, các vị nghĩ sao nếu có chút nhạc? Ta đứng vào nhảy ca-đri nào!
Chỉ vài phút sau ai nấy đứng thành từng nhóm ở giữa sân để nhảy.
- Cậu có chơi được điệu nhảy ca-đri không?
- Tôi hỏi khẽ Mattia vì tôi khá lo lắng.
- Được..Nó kéo thử đàn vĩ cầm cho tôi nghe, may mà tôi cũng biết điệu ấy. Thế là chúng tôi thoát hiểm.
Người ta đem một cái xe bò từ trong nhà để xe ra, cho chúng tôi lên đó. Tuy chưa hòa nhạc với nhau bao giờ nhưng chúng tôi cùng chơi điệu nhảy ca-đri không đến nỗi dở. Cũng may chúng tôi chơi ở đây cho những đôi tai không sành nhạc cũng không khó tính lắm.
- Có cậu nào trong hai cậu biết chơi kèn đẩy coóc-nê không nhỉ? - Anh thanh niên to lớn hỏi chúng tôi.
- Có, có, Mattia trả lời, nhưng tôi không có kèn.
- Để tôi đi kiếm, vĩ cầm thì hay thật đấy nhưng hơi nhạt nhẽo.
- Cậu chơi cả kèn đẩy nữa cơ à? - Tôi hỏi Mattia.
- Cả kèn tơ-rôm-pét có rãnh, cả sáo, tất cả các nhạc cụ.
Quả thằng bé đáng quý thật.
Chẳng mấy chốc kèn coóc-nê được mang đến, chúng tôi lại cùng chơi khúc nhảy ca-đri, pôn-ka, van-xơ... cứ như thế cho đến tối.
Chúng tôi mệt rã rời. Cô dâu xuất hiện.
- Thôi thôi, cô nói, hai đứa trẻ không đàn nổi nữa rồi. Chuẩn bị đặt tay vào túi tiền đi nào.
- Nếu cô cho phép, tôi nói với cô, chúng tôi sẽ cho thủ quỹ của chúng tôi đi thu tiền ạ.
Tôi ném cái mũ của mình cho Capi, nó ngậm vào mõm. Mọi người vỗ tay rầm rập khi thấy nó duyên dáng chào người ta mỗi khi người ta cho tiền, nhưng điều đáng giá hơn đối với chúng tôi là người ta cho nhiều lắm. Tôi theo dõi thấy những đồng bạc trắng xóa rơi xuống mũ, cuối cùng chú rể bỏ vào một đồng năm phrăng.
Chưa phải đã hết. Người ta mời chúng tôi vào bếp ăn cơm và cho chúng tôi ngủ trong vựa thóc. Sáng hôm sau, khi rời căn nhà mến khách đó chúng tôi có vốn liếng là hai mươi tám p
Về Đầu Trang Go down
 

Hector Malot - Không gia đình (Chương 7,8)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tập thể A3 - THPT Đông Hà - - - 2010-2013 :: Góc giải trí :: Truyện-